Thứ Bảy, 27 tháng 3, 2021

CONSORT 2010: Bảng kiểm các thông tin cần có trong báo cáo kết quả thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên


Phần/Chủ đề

Số thứ tự mục

Danh mục kiểm tra

Tiêu đề và tóm tắt

1a

Tiêu đề cho thấy đây là một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên

1b

Tóm tắt theo cấu trúc về thiết kế, phương pháp, kết quả và kết luận của nghiên cứu (xem mục dành cho phần tóm tắt trong CONSORT để có hướng dẫn cụ thể)

Mở đầu

Tổng quan và mục tiêu

2a

Tổng quan về khoa học và giải thích cho lý do thực hiện nghiên cứu

2b

Các mục tiêu hoặc giả thuyết chuyên biệt

Phương pháp

Thiết kế nghiên cứu

3a

Bản mô tả thiết kế nghiên cứu (ví dụ: song song, giai thừa) bao gồm cả tỷ lệ phân bổ của các nhóm đối tượng

3b

Những thay đổi quan trọng về phương pháp nghiên cứu sau khi nghiên cứu đã được tiến hành (ví dụ: tiêu chuẩn thu nhận), và lý do của những thay đổi đó

Đối tượng tham gia

4a

Tiêu chuẩn thu nhận đối tượng tham gia nghiên cứu

4b

Bối cảnh và địa điểm thu thập dữ liệu

Can thiệp

5

Những can thiệp cho mỗi nhóm đối tượng với đầy đủ thông tin chi tiết để cho phép lặp lại can thiệp đó, bao gồm cả cách thức và thời điểm tiến hành can thiệp

Kết cuộc

6a

Các kết cuộc chính và phụ đã được xác định hoàn toàn từ trước, bao gồm cả cách thức và thời điểm đánh giá.

6b

Bất kỳ thay đổi nào về kết cuộc nghiên cứu sau khi nghiên cứu đã được tiến hành, kèm lý do

Cỡ mẫu

7a

Cách thức xác định cỡ mẫu

7b

Lý giải cho các phân tích tạm thời hay hướng dẫn kết thúc nghiên cứu nếu có thể

Phân nhóm ngẫu nhiên:

 

 

Xây dựng trình tự phân nhóm

8a

Phương pháp dùng để xây dựng trình tự phân nhóm ngẫu nhiên

8b

Kiểu phân nhóm ngẫu nhiên; chi tiết về bất kỳ giới hạn nào (ví dụ: giới hạn theo khối và kích thước khối)

Cách giấu trình tự phân nhóm

9

Cách thức sử dụng trình tự phân nhóm ngẫu nhiên (ví dụ: sử dụng hộp chứa được đánh số liên tục), mô tả tất cả các bước dùng để giấu trình tự phân nhóm cho đến khi biện pháp can thiệp được chỉ định

Cách tiến hành

10

Người tạo ra trình tự phân nhóm ngẫu nhiên, người thu nhận đối tượng nghiên cứu và người phân đối tượng vào các nhóm can thiệp là những người nào

Làm mù

11a

Nếu có thực hiện, người được làm mù sau khi đã phân đối tượng vào các nhóm can thiệp là những ai (ví dụ: đối tượng tham gia, người chăm sóc, người đánh giá kết cuộc) và cách thức làm mù

11b

Mô tả về sự tương đồng giữa các biện pháp can thiệp nếu thích hợp

Phương pháp thống kê

12a

Các phương pháp thống kê được dùng để so sánh các nhóm về các kết cuộc chính và phụ

12b

Các phương pháp dùng cho các phân tích bổ sung, ví dụ như các phân tích theo phân nhóm phụ và các phân tích hiệu chỉnh

Kết quả

Trình tự tiến hành nghiên cứu (khuyến nghị sử dụng sơ đồ)

 

13a

Đối với mỗi nhóm nghiên cứu, số lượng đối tượng được phân nhóm ngẫu nhiên, số lượng đối tượng được sử dụng đúng loại can thiệp theo chỉ định ban đầu, và số lượng đối tượng được phân tích cho kết cuộc chính

13b

Đối với mỗi nhóm nghiên cứu, số trường hợp bỏ cuộc hoặc bị loại ra sau khi đã được phân nhóm ngẫu nhiên, kèm lý do

Thu nhận đối tượng

14a

Ngày tháng xác định thời gian thu nhận và theo dõi đối tượng

14b

Lý do vì sao nghiên cứu kết thúc hoặc bị ngưng lại

Dữ liệu cơ bản

15

Một bảng trình bày các đặc điểm nhân khẩu và lâm sàng cơ bản (baseline - tại thời điểm trước khi tiến hành can thiệp) cho mỗi nhóm

Số đối tượng được phân tích

16

Đối với mỗi nhóm, số lượng đối tượng tham gia (mẫu số) trong mỗi phân tích và liệu phân tích đó có được thực hiện trên các nhóm được phân theo chỉ định ban đầu hay không

Kết cuộc và ước lượng

17a

Đối với mỗi kết cuộc chính và phụ, kết quả của từng nhóm và ước tính hệ số ảnh hưởng (effect size) của biện pháp can thiệp cùng độ chính xác của nó (ví dụ như khoảng tin cậy 95%)

17b

Đối với các kết cuộc là biến số nhị giá, khuyến nghị trình bày cả hệ số ảnh hưởng tương đối và tuyệt đối của biện pháp can thiệp

Các phân tích phụ

18

Những kết quả của các phân tích khác đã được tiến hành, bao gồm các phân tích theo phân nhóm phụ và các phân tích hiệu chỉnh, phân biệt rõ phân tích đã được xác định từ trước và phân tích mang tính thăm dò

Các tác động có hại

19

Tất cả những tác dụng có hại hoặc các tác dụng không mong muốn quan trọng ở mỗi nhóm nghiên cứu  (xem thêm mục về các tác dụng có hại theo CONSORT để có hướng dẫn cụ thể)

Thảo luận

Các hạn chế

 

20

Các hạn chế của nghiên cứu, nêu rõ nguồn của những sai lệch có thể xảy ra, sự thiếu chính xác và vấn đề về việc phân tích cùng lúc nhiều giả thuyết (nếu có liên quan)

Tính khái quát hóa

21

Khái quát hóa (tính hiệu lực ngoài nghiên cứu, khả năng ứng dụng) của kết quả nghiên cứu

Diễn giải

22

Diễn giải nhất quán với kết quả, cân bằng về  lợi ích lẫn tác hại và xem xét đến những bằng chứng khác có liên quan

 

Các thông tin khác

Đăng ký

 

 

 

23

 

Số đăng ký và tên đăng ký của nghiên cứu

Đề cương

24

Nguồn để có thể truy cập đề cương đầy đủ của nghiên cứu nếu có

Nguồn tài trợ

25

Nguồn tài trợ kinh phí và các tài trợ khác (ví dụ như cung cấp thuốc), vai trò của các nhà tài trợ