Chương 1
Dịch tễ học là gì?
Thông
điệp chính
·
Dịch tễ học là khoa
học nền tảng của y tế công cộng.
·
Dịch tễ học đã có những
đóng góp lớn vào việc cải thiện sức khoẻ cộng đồng.
·
Dịch tễ học là công
cụ thiết yếu trong quá trình xác định và sắp xếp (mapping) các bệnh nổi trội.
·
Thường xuyên có tình
trạng chậm chễ giữa việc thu thập các bằng chứng dịch tễ học và ứng dụng các bằng
chứng này vào xây dựng chính sánh y tế.
1.
Bối cảnh
lịch sử
Nguồn gốc
Dịch tễ học bắt nguồn
từ những quan sát từ thời Hypocrate hơn 2000 năm trước đây, cho rằng các yếu tố
môi trường đã tác động lên sự xuất hiện bệnh. Tuy nhiên, cũng phải đến tận thế
kỷ thứ mười chín mới có những đo lường sự phân bố bệnh tật trong các nhóm quần
thể người trên qui mô lớn. Giai đoạn này không chỉ đánh dấu sự khởi đầu chính
thức của dịch tễ học mà còn có cả những thành tựu ấn tượng nhất của chuyên
ngành này.1 Một ví dụ nổi tiếng là các phát hiện của John Snow (Hộp 1.1) cho thấy nguy
cơ của bệnh tả ở thành phố London có liên quan đến việc uống nước của các công
ty cấp khác nhau; bản đồ (xem Hình 4.1) làm nổi bật điểm tập trung của các trường
hợp bệnh. Các nghiên cứu dịch tễ của Snow là một trong số hàng loạt các điều
tra đánh giá mối liên quan giữa các quá trình vật lý, hoá học, sinh học, xã hội
học và chính trị.2
Việc so sánh tỷ lệ mắc
bệnh trong các nhóm quần thể người rất phổ biến vào cuối thể kỷ mười chín và đầu
thế kỷ hai mươi. Cách tiếp cận này ban đầu được ứng dụng vào việc kiểm
soát các bệnh truyền nhiễm (xem Chương 7), và cũng được chứng minh là một
phương pháp hiệu quả để mô tả mối liên kết giữa các điều kiện hay tác nhân môi
trường với các bệnh cụ thể. Vào nửa sau của thế kỷ hai mươi, đặc biệt là ở các
nước có thu nhập cao hoặc trung bình, cách tiếp cận này này được áp dụng đối với
các bệnh không lây mạn tính như bệnh tim, ung thư.
2.
Các
phát triển gần đây của dịch tễ học
Dịch tễ học hiện đại
là một chuyên ngành tương đối mới và sử dụng các phương pháp định lượng để
nghiên cứu bệnh trong quần thể người, với những thông tin cho nỗ lực phòng ngừa
và kiểm soát bệnh tật. Ví dụ Richard Doll và Andrew Hill, từ đầu những năm
1950, đã nghiên cứu mối liên quan giữa hút thuốc lá và ung thư phổi. Nghiên cứu
của họ được tiến hành trước các nghiên cứu thực nghiệm về độc tính gây ung thư
của nhựa thuốc lá và các quan sát lâm sàng cho thấy mối liên quan giữa
hút thuốc lá và các yếu tố tiềm tàng khác với ung thư phổi. Qua việc sử dụng
các nghiên cứu thuần tập dài hạn, họ đã có khả năng thiết lập sự kết hợp giữa
hút thuốc lá và ung thư phổi (Hình 1.1).
Hộp 1.1. Quan sát sớm của dịch tễ học
John Snow đã xác định
vị trí ngôi nhà của từng người tử vong do bệnh tả ở London vào giai đoạn
1848–49 và 1853–54 và nhận thấy một sự kết hợp rõ rệt giữa nguồn nước ăn với
các trường hợp tử vong này. Ông đã so sánh các trường hợp tử vong của các quận
có các nguồn cấp nước khác nhau (Bảng 1.1) và chỉ ra rằng, ở các quận do công
ty Southwark cấp nước, số trường hợp tử vong và tỷ lệ tử vong đều cao hơn các
quận khác. Dựa trên nghiên cứu tỉ mỉ của mình, Snow đã xây dựng được một lý
thuyết về đường lây truyền của bệnh truyền nhiễm và gợi ý rằng bệnh tả đã lan
truyền qua nước bị nhiễm bẩn. Ông khuyến khích việc nâng cao chất lượng nước
cấp trong một khoảng thời gian dài trước khi tìm thấy vi khuẩn gây bệnh tả;
nghiên cứu của ông đã có tác động trực tiếp và lâu dài đối với chính sách
công cộng. Nghiên cứu của John
Snow nhắc nhở chúng ta rằng các biện pháp y tế công cộng chẳng hạn như cải
thiện tình trạng cấp nước sạch và vệ sinh đã có những đóng góp to lớn vào việc
tăng cường sức khoẻ cộng đồng và điều đó còn được thể hiện qua nhiều ví dụ cụ
thể từ năm 1850, các nghiên cứu dịch tễ học được xác định như là các biện
pháp phù hợp cần tiến hành. Tuy nhiên, cũng có thể nhận thấy rằng, các vụ dịch
tả vẫn còn phổ biến trong các quần thể nghèo, đặc biệt ở các nước đang phát
triển. Năm 2006, Angola báo cáo có 40.000 trường hợp mắc và 1600 trường hợp tử
vong do tả, Sudan báo cáo có 13.852 trường hợp mắc dẫn đến 516 trường hợp tử
vong chỉ trong vài tháng đầu năm. |
Nghiên cứu thuần tập
ở những bác sỹ người Anh cho thấy tỷ lệ tử vong giảm mạnh ở những người không
hút thuốc trong nhiều thập kỷ sau này. Những bác sỹ nam giới sinh ra vào giai
đoạn 1900–1930 mà hút thuốc, trung bình tử vong sớm hơn 10 năm so với những người
không hút thuốc5 (Hình 1.2).
Hút thuốc là một trường
hợp rõ rệt, nhưng đối với phần lớn các bệnh, có thể có nhiều yếu tố góp phần
vào nguyên nhân gây bệnh. Một vài yếu tố đóng vai trò thiết yếu dẫn đến tình trạng
bệnh và một vài yếu tố làm tăng nguy cơ phát triển bệnh. Các phương pháp dịch tễ
học mới được sử dụng để phân tích các mối liên quan này. Ở các nước thu nhập thấp
và trung bình, HIV/AIDS, lao và sốt rét là những nguyên nhân tử vong phổ biến,
dịch tễ học các bệnh truyền nhiễm đóng một vai trò hết sức quan trọng. Nhánh dịch
tễ học này ngày càng trở nên quan trọng đặc biệt ở những quốc gia xuất hiện những
bệnh truyền nhiễm mới như hội chứng hô hấp cấp tính SARS, bệnh bò điên (tên
khoa học là viêm não thể bọt ở bò – Bovine Spongiform Encephalopathy – BSE) hay
đại dịch cúm. Dịch tễ học đã phát triển mạnh mẽ trong vòng 50 năm qua và thử
thách lớn nhất hiện nay là tìm hiểu và hành động dựa trên các yếu tố quyết định
sức khoẻ và những bệnh mang tính xã hội mà phần lớn các yếu tố này nằm ngoài
lĩnh vực y tế.6–8
Bảng 1.1. Tử
vong do dịch tả ở các quận của London theo nguồn nước do 2 công ty cung cấp, từ
8/7 đến 26/8/1854.
Công ty cấp nước |
Dân số năm 1851 |
Số tử vong do tả |
Tỷ lệ tử vong do tả (trên 1000
dân) |
Southwark |
167.654 |
884 |
5,0 |
Lambeth |
19.133 |
18 |
0.9 |
3.
Định
nghĩa, phạm vi và ứng dụng của dịch tễ học
3.1.
Định nghĩa
Dịch tễ học được
Last định nghĩa là “việc nghiên cứu sự phân bố và các yếu tố quyết định của các
tình trạng hay sự kiện liên quan đến sức khoẻ trong các quần thể xác định và việc
ứng dụng nghiên cứu này vào phòng ngừa và kiểm soát các vấn đề sức khoẻ”
(Xem Hộp 1.2). Nhà dịch tễ học không chỉ quan tâm tới tử vong, bệnh tật mà còn
cả với trạng thái sức khoẻ tốt và quan trọng nhất là các giải pháp tăng cường sức
khoẻ. Từ “bệnh” bao hàm tất cả sự thay đổi không mong muốn của tình trạng sức
khoẻ, bao gồm cả chấn thương và sức khoẻ tâm thần.
Hình 1.1. Tỷ lệ tử vong do ung thư phổi (trên 1000) trên số điếu thuốc4 của các bác sỹ nam giới người Anh, năm 1951– 1961.
3.2.
Phạm vi
Trọng tâm của nghiên
cứu dịch tễ học là quần thể xác định về địa lý hay các khía cạnh khác, ví dụ một
đơn vị nghiên cứu có thể là một nhóm bệnh nhân trong bệnh viện hay công nhân
nhà máy. Một quần thể sử dụng trong dịch tễ học thường là quần thể được chọn từ
một khu vực đặc thù hay một nước vào một thời điểm cụ thể. Điều này tạo cơ sở
cho việc xác định các nhóm nhỏ hơn liên quan đến giới, nhóm tuổi, chủng tộc. Cấu
trúc của các quần thể khác nhau ở các vùng địa lý khác nhau và ở các thời điểm
khác nhau. Các phân tích dịch tễ học phải tính đến sự dao động này.
Hình 1.2. Tỷ lệ sống sau tuổi 35 ở những bác sỹ người Anh tiếp tục hút thuốc
và không hút thuốc sinh trong khoảng năm 1900–1930 tại từng thời điểm 10 năm một5
Hộp 1.2. Định nghĩa dịch tễ học9
Hộp 1.2. Định nghĩa dịch tễ học9 Từ “Dịch tễ học” có nguồn
gốc từ tiếng Hylạp, trong đó, từ epi có nghĩa là “trên”, demos
có nghĩa là “quần thể người” và logos có nghĩa là “nghiên
cứu”. Định nghĩa rộng này của dịch tễ học có thể
được làm rõ hơn như sau : |
|
Thuật ngữ |
Giải thích |
Nghiên cứu |
Bao gồm : giám sát, quan sát, kiểm định
giả thuyết, nghiên cứu phân tích và thực nghiệm |
Phân bố |
Đề cập đến việc phân tích các yếu tố : thời
gian, con người, nơi chốn. |
Yếu tố quyết định |
Bao gồm các yếu tố ảnh hưởng lên sức khoẻ
như sinh học, hoá học, lý học, xã hội, văn hoá, kinh tế, di truyền và hành
vi. |
Sự kiện và tình trạng liên quan đến sức
khoẻ |
Bao gồm : bệnh, các nguyên nhân tử vong,
hành vi như hút thuốc, các trạng thái sức khoẻ tốt, phản ứng đối với các chế
độ dự phòng và việc cung cấp và sử dụng dịch vụ y tế. |
Các quần thể định danh |
Bao gồm những người có các đặc tính có thể
phân biệt được, chẳng hạn như các nhóm nghề nghiệp khác nhau. |
Ứng dụng vào việc phòng và
kiểm soát |
Mục đích của y tế công cộng tăng cường, bảo
vệ và phục hồi sức khoẻ. |
4.
Dịch
tễ học và y tế công cộng
Y tế công cộng, nói
chung, đề cập đến các hành động mang tính tập thể nhằm cải thiện sức khoẻ của
quần thể.1 Dịch tễ học, một trong các công cụ tăng cường sức khoẻ, được sử dụng theo
nhiều cách khác nhau (Hình 1.3–1.6). Các nghiên cứu ban đầu trong lĩnh vực dịch
tễ học thường quan tâm đến nguyên nhân (bệnh căn) của các bệnh truyền nhiễm và
công việc này vẫn có ý nghĩa quan trọng để xác định được các biện pháp phòng ngừa.
Theo nghĩa này, dịch tễ học là khoa học y học cơ bản với mục đích cải thiện sức
khoẻ quần thể, đặc biệt sức khoẻ của những quần thể chịu thiệt thòi.
4.1.
Nguyên nhân gây bệnh
Mặc dù một số bệnh
có nguyên nhân đơn thuần là các yếu tố di truyền, phần lớn các bệnh có nguyên
nhân là sự tương tác giữa các yếu tố di truyền và môi trường. Tiểu đường là một
ví dụ của một bệnh mà nguyên nhân bao gồm cả hai yếu tố là di truyền và môi trường.
Chúng ta định nghĩa khái niệm môi trường một cách rất rộng, bao gồm các yếu tố
sinh học, hoá học, vật lý, tâm thần hay các yếu tố văn hoá có thể tác động lên
sức khoẻ (xem Chương 9). Hành vi cá nhân tác động lên mối liên quan hệ này và dịch
tễ học được sử dụng để nghiên cứu ảnh hưởng và tác động của can thiệp dự phòng
thông qua tăng cường sức khoẻ (Hình 1.3).
4.2.
Lịch sử tự nhiên của
bệnh
Dịch tễ học cũng
quan tâm đến quá trình phát triển và hậu quả bệnh (lịch sử tự nhiên) ở các cấp
độ cá nhân và nhóm (Hình 1.4).
Hình 1.3. Căn nguyên
Hình 1.4. Lịch sử tự nhiên
4.3.
Tình trạng sức khoẻ
của quần thể
Dịch tễ học thường
được sử dụng để mô tả tình trạng sức khoẻ của các nhóm quần thể (Hình 1.5). Hiểu
biết về gánh nặng bệnh tật trong quần thể đóng vai trò thiết yếu đối với các
nhà lãnh đạo y tế, những người mong muốn sử dụng nguồn lực hạn chế để có thể
mang lại hiệu quả cao nhất bằng cách xác định các chương trình sức khoẻ ưu tiên
cho dự phòng và chăm sóc y tế. Trong một số lĩnh vực chuyên biệt, ví dụ dịch tễ
học môi trường hay nghề nghiệp, dịch tễ học tập trung vào việc nghiên cứu những
quần thể có các loại phơi nhiễm đặc thù.
Hình 1.5. Mô tả tình trạng sức khoẻ quần thể
4.4.
Đánh giá can thiệp
Tác giả Archie
Cochrane đã thuyết phục các nhà dịch tễ học đánh giá hiệu quả (effectiveness)
và hiệu suất (efficiency) của các dịch vụ y tế (Hình 1.6).10 Việc này có nghĩa
là xác định, ví dụ như tính phù hợp của giai đoạn nằm viện do một tình trạng
nào đó, giá trị của việc điều trị bệnh cao huyết áp, hiệu suất của các biện
pháp vệ sinh nhằm kiểm soát bệnh truyền nhiễm và tác động của việc giảm hàm lượng
chì trong xăng (xem Chương 10).
Hình 1.6. Đánh giá can thiệp
Việc áp dụng các
nguyên lý và phương pháp dịch tễ học vào các vấn đề đang phải đối mặt trong thực
hành y học dẫn đến sự phát triển của dịch tễ học lâm sàng (xem Chương 8). Cũng
theo xu hướng này, dịch tễ học đang mở rộng sang các lĩnh vực khác như dịch tễ
học dược học, dịch tễ học phân tử, và dịch tễ học di truyền (Hộp 1.3).11
Hộp 1.3. Dịch tễ học phân tử và di truyền Dịch tễ học phân tử đo
lường phơi nhiễm với các chất cụ thể và các đáp ứng sinh học sớm thông qua: -
Đánh giá các đặc
tính của vật chủ đáp ứng với những tác nhân bên ngoài -
Sử dụng các chất
chỉ thị sinh hóa của một tình trạng cụ thể nhằm hiệu chỉnh phân loại bệnh. Dịch tễ học di truyền
nghiên cứu căn nguyên, sự phân bố và kiểm soát bệnh trong các nhóm có quan hệ
họ hàng và các nguyên nhân di truyền bệnh trong quần thể. Nghiên cứu dịch tễ học
di truyền trong các điều tra về gia đình hay quần thể để thiết lập: -
Yếu tố di truyền
gây bệnh -
Quy mô tác động
của di truyền so với các yếu tố khác đến nguy cơ xuất hiện bệnh và Các
gien bệnh Y tế công cộng di truyền
bao gồm: -
Các chương
trình sàng lọc tại cộng đồng -
Tổ chức và đánh
giá các dịch vụ dành cho các bệnh nhân có rối loại về di truyền và -
Tác động của di
truyền lên thực hành y học. |
5.
Thành
tựu của dịch tễ học
5.1.
Đậu mùa
Việc thanh toán bệnh
đậu mùa trên thế giới là một thành tựu lớn lao góp phần nâng cao sức khoẻ và hạnh
phúc của hàng triệu người, nhất là ở những quần thể nghèo. Đậu mùa minh họa cả
thành công lẫn thất vọng của y tế công cộng hiện đại. Từ những năm 1790 người
ta đã biết rằng nhiễm khuẩn đậu bò sẽ góp phần bảo vệ chống virút đậu mùa, tuy
nhiên phải mất gần 200 năm thì lợi ích của phát hiện này mới được chấp nhận và
áp dụng trên toàn thế giới.
Tổ chức Y tế Thế giới
(TCYTTG) thực hiện chiến dịch mạnh mẽ nhằm loại bỏ đậu mùa trong nhiều năm. Dịch
tễ học giữ vai trò trung tâm trong chiến dịch này bằng việc
·
cung cấp thông tin về
phân bố các trường hợp bệnh, mô hình, cơ chế và mức độ lan truyền bệnh,
·
lập bản đồ các vụ dịch
bệnh và
·
đánh giá các biện
pháp kiểm soát (Hộp 1.4).
Sự thật cho thấy là
không có những trường hợp vật chủ là động vật và số lượng những trường hợp nhiễm
bệnh thứ cấp thấp.
Khi chương trình
thanh toán bệnh đậu mùa trong 10 năm do TCYTTG phát động vào năm 1967, thì mỗi
năm có từ 10 – 15 triệu trường hợp mới và 2 triệu trường hợp tử vong ở 31 nước.
Số nước có các trường hợp bệnh trong giai đoạn 1967 – 1976 giảm xuống nhanh
chóng; đến năm 1976 chỉ có 2 nước báo cáo có bệnh đậu mùa và trường hợp xuất hiện
bệnh đậu mùa tự nhiên cuối cùng được báo cáo trong năm 1977 ở một phụ nữ do
phơi nhiễm với vius trong phòng thí nghiệm. Bệnh đậu mùa thông báo được thanh
toán vào ngày 8 tháng 5 năm 1980.
Có nhiều yếu tố góp
phần vào thành công của chương trình: sự cam kết chính trị toàn diện, mục đích
rõ ràng, thời gian biểu chính xác, đội ngũ cán bộ được đào tạo tốt và chiến lược
linh động. Thêm vào đó, bệnh có nhiều đặc điểm tạo thuận lợi cho việc thanh
toán dứt điểm như sự sẵn có vaccine phòng bệnh đậu mùa. Năm 1979, TCYTTG đã duy
trì một kho dự trữ vaccine đậu mùa đủ để tiêm chủng cho 200 triệu người. Kho dự
trữ này đã dần dần giảm xuống còn khoảng 2,5 triệu liều. Nhưng mối quan ngại hiện
nay về vấn đề sử dụng vũ khí sinh học đã khiến TCYTTG tiếp tục duy trì và đảm bảo
lượng dữ trữ đầy đủ vaccine trong trường hợp cần thiết.14
Hộp 1.4. Các đặc điểm dịch tễ của bệnh đậu mùa12
Các phương pháp dịch tễ học được sử dụng
để thiết lập các đặc tính sau đây của đậu mùa: · vật chủ duy nhất là người · không có vật trung chuyển có bệnh cảnh tiền lâm sàng · người khỏi bệnh sẽ miễn dịch và không có khả năng
truyền bệnh. · đậu mùa mắc từ tự nhiên không lây truyền nhanh như
các bệnh truyền nhiễm khác như sởi hay ho gà. · việc lây truyền bệnh, nói chung thông qua tiếp xúc
lâu dài giữa người với người và • phần lớn bệnh nhân nằm liệt giường khi mắc
bệnh, chính điều này đã làm hạn chế lây lan. |
5.2.
Nhiễm độc Methyl
thủy ngân
Thủy ngân là chất độc
từ thời Trung Cổ, gần đây hơn thủy ngân trở thành biểu tượng của những mối hiểm
hoạ ô nhiễm môi trường. Trong những năm 1950, hợp chất thuỷ ngân có trong nước
thải của một nhà máy ở Minamata, Nhật Bản đổ vào một vịnh nhỏ (Hộp 1.5). Điều
này đã dẫn đến sự tích lũy methyl thủy ngân trong cá gây ra nhiễm độc trầm trọng
cho người.15
Đây là một vụ dịch
nhiễm độc thuỷ ngân từ cá đầu tiên mà người ta được biết và việc xác định chính
xác nguyên nhân phải diễn ra trong vài năm. Bệnh Minamata đã trở thành một
trong những bệnh do môi trường được chứng minh tốt nhất bằng tư liệu. Vụ bùng nổ
dịch thứ hai xảy ra trong những năm 1960 ở một khu vực khác của Nhật Bản. Từ đó
đến nay các trường hợp nhiễm độc Methyl thuỷ ngân nhẹ hơn do cá cũng được ghi
nhận ở một số nước.15, 16
Hộp 1.5. Bệnh Minamata Dịch tễ học đã giữ một
vai trò chủ chốt trong việc xác định nguyên nhân và kiểm soát của một trong
những vụ dịch được báo cáo đầu tiên gây ra bởi ô nhiễm môi trường. Những trường
hợp đầu tiên được cho là viêm màng não do nhiễm khuẩn. Tuy nhiên người ta
quan sát thấy rằng 121 nạn nhân của bệnh này chủ yếu sống gần Vịnh Minamata.
Điều tra tiến hành ở những người mắc bệnh và những người không mắc bệnh cho
thấy các nạn nhân hầu hết là các thành viên của các gia đình có nghề chính là
đánh cá. Những người đến thăm các gia đình này và các thành viên của những
gia đình ăn ít cá thì không mắc bệnh. Vì vậy người ta đã đi đến kết luận rằng
có cái gì đó trong cá gây ngộ độc cho người và bệnh không phải do lây truyền
hay di truyền. |
5.3.
Sốt thấp tim và bệnh
thấp tim
Sốt thấp tim và bệnh
thấp tim có liên quan tới nghèo đói và đặc biệt là điều kiện nhà ở nghèo nàn và
chật chội, cả hai yếu tố này đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc lan truyền các
nhiễm khuẩn liên cầu đường hô hấp trên. Ở nhiều nước phát triển số trường hợp mắc
bệnh thấp tim bắt đầu giảm từ đầu thế kỷ hai mươi, rất lâu trước khi có thuốc
điều trị hữu hiệu như sulonamides và penicillin (Hình 1.7).
Hình 1.7. Ghi nhân về bệnh sốt thấp khớp ở Đan Mạch
Ngày nay bệnh gần
như không còn xuất hiện ở các nước phát triển, mặc dù các ổ bệnh với tỷ lệ hiện
mắc khá cao vẫn còn tồn tại ở các nhóm người thiệt thòi về kinh tế và xã hội. Ở
nhiều nước đang phát triển, bệnh thấp tim là một trong những thể phổ biến nhất
của bệnh tim.
Dịch tễ học đã góp
phần vào hiểu biết của chúng ta về nguyên nhân của sốt thấp tim và bệnh thấp
tim và việc phát triển các biện pháp phòng ngừa bệnh thấp tim. Các nghiên cứu dịch
tễ học cũng đã nêu bật vai trò của các yếu tố kinh tế xã hội góp phần gây nên
các vụ bùng nổ sốt thấp tim và sự lan truyền của nhiễm liên cầu khuẩn ở họng.
Rõ ràng nguyên nhân gây các bệnh này phức tạp hơn nguyên nhân gây nhiễm độc
Methyl thuỷ ngân, bệnh chỉ có một nguyên nhân đặc hiệu được nhận dạng.
5.4.
Bệnh thiếu Iốt
Thiếu iốt, xảy ra phổ
biến ở một số vùng miền núi, làm suy giảm thể lực và tinh thần có liên quan tới
việc sản xuất không đầy đủ lượng iốt trong nội tiết tố tuyến giáp.18 Bệnh bướu cổ và chứng
đần độn lần đầu tiên được mô tả chỉ tiết từ khoảng 400 năm trước, chứ không phải
đến tận thế kỷ 20 người ta mới có đầy đủ hiểu biết để cho phép hình thành các
biện pháp dự phòng và kiểm soát có hiệu quả bệnh này. Năm 1915, bướu cổ lưu
hành là bệnh dễ dàng phòng tránh nhất và việc sử dụng muối iốt để khống chế bướu
cổ được đề xuất trong năm đó tại Thụy Sỹ.18 Một thời gian ngắn sau đó, các
cuộc thử nghiệm đầu tiên trên quy mô lớn về iốt được tiến hành ở Akron, Ohio, Mỹ
trên 5000 phụ nữ từ 11 đến 18 tuổi. Các kết quả dự phòng và điều trị rất khả
quan và muối iốt được giới thiệu trên quy mô cộng đồng ở nhiều nước trong năm
1924.
Việc sử dụng muối iốt
có hiệu quả vì muối được dùng quanh năm ở mức độ tương tự nhau trong mọi tầng lớp
nhân dân. Thành quả phụ thuộc vào việc sản xuất và phân phối muối và đòi hỏi sự
tuân thủ các quy định luật pháp, kiểm tra chất lượng và nhận thức của cộng đồng.
Hộp 1.6. Bệnh thiếu iốt Dịch tễ học đã góp phần vào việc
xác định và giải quyết vấn đề thiếu hụt iốt; các biện pháp dự phòng có hiệu
quả thích hợp cho việc sử dụng muối iốt trên quy mô lớn, cũng như các biện
pháp giám sát chương trình iốt được làm rõ. Tuy nhiên, đã có sự chậm trễ
không cần thiết trong việc ứng dụng những hiểu biết này để làm giảm đau khổ
cho hàng triệu người ở các nước đang phát triển mà ở đó nạn thiếu iốt vẫn còn
phổ biến. Gần 1/3 trẻ đến tuổi đi học trên toàn thế giới đã không sử dụng
lượng iốt cần thiết.19 Sự tiến bộ đáng kể được thực hiện trong thập niên cuối
cùng với việc khoảng 70% hộ gia đình đã có tiếp cận với muối iốt so với
20–30% trong năm 1990.20 |
5.5.
Hút thuốc lá, amiăng
và ung thư phổi
Ung thư phổi đã từng
được coi là một bệnh hiếm gặp, nhưng từ những năm 1930 có sự gia tăng đột ngột
số ung thư phổi, đặc biệt ở các nước công nghiệp phát triển, đầu tiên là ở nam
giới. Giờ đây người ta đã rõ nguyên nhân chính làm tăng tỷ lệ chết do ung thư
phổi là hút thuốc lá. Những nghiên cứu dịch tễ học đầu tiên tìm hiểu mối liên
quan giữa mắc ung thư phổi được xuất bản năm 1950. Năm nghiên cứu bệnh–chứng
công bố rằng hút thuốc lá liên quan với ung thư phổi ở nam giới. Độ mạnh của mối
liên quan này trong nghiên cứu tiến hành ở những bác sỹ người Anh (Hình 1.1) là
đủ để đưa ra các biện pháp đối phó mạnh mẽ và tức thì, đặc biệt, mối liên quan
này cũng được khẳng định ở trong các nghiên cứu ở các quần thể khác nhau. Nếu
như phương pháp tính và phiên giải tỷ số chênh (odd ratio) được sử dụng trong
nghiên cứu ở những bác sỹ người Anh, thì các số liệu ở Hình 1.1 có thể tính
toán nguy cơ tương đối (relative risk) với giá trị là 14 khi so những người hút
thuốc lá với những người không hút, đây là một sự kết hợp rất mạnh mà khó có thể
biện giải là do sai số hệ thống mang lại.21
Tuy nhiên, có nhiều
yếu tố phơi nhiễm khác chẳng hạn như bụi amiăng và ô nhiễm không khí đô thị
cũng góp phần làm tăng gánh nặng ung thư. Hơn thế nữa, hút thuốc lá và phơi nhiễm
với amiăng tương tác với nhau, gây nên tỷ lệ ung thư phổi cao hơn ở những công
nhân vừa hút thuốc vừa phơi nhiễm với bụi amiăng (Bảng 1.2)
Bảng 1.2. Tỷ lệ tử vong do ung thư phổi chuẩn hoá theo tuổi (trên 100.000
dân) liên quan tới hút thuốc lá và phơi nhiễm nghề nghiệp với bụi amiăng.22
Phơi
nhiễm với amiăng |
Tiền
sử hút thuốc lá |
Tỷ
lệ tử vong do ung thư phổi/100.000 dân |
Không |
Không |
11 |
Có |
Không |
58 |
Không |
Có |
123 |
Có |
Có |
602 |
Các nghiên cứu dịch
tễ học có thể giúp lượng hoá những yếu tố môi trường góp phần vào quá trình gây
bệnh. Khái niệm về nguyên nhân được thảo luận ở Chương 5.
5.6.
Vỡ xương chậu
Nghiên cứu dịch tễ học
chấn thương đòi hỏi sự hợp tác giữa các nhà khoa học trong lĩnh vực dịch tễ học,
sức khoẻ xã hội và sức khoẻ môi trường. Các chấn thương do ngã, đặc biệt gẫy cổ
xương đùi (vỡ xương chậu) ở người cao tuổi, đã thu hút được sự quan tâm lớn
trong những năm gần đây vì những hậu quả của nó liên quan nhiều đến các nhu cầu
chăm sóc sức khoẻ cho người già. Nguy cơ vỡ xương chậu tăng theo cấp lũy thừa của
tuổi vì nó là hậu quả của việc gia tăng thất thoát chất xương ở đầu xương đùi,
tình trạng liên quan chặt chẽ với tuổi và việc gia tăng tần xuất ngã cũng liên
quan với tuổi. Cùng với việc gia tăng số người già trong quần thể, số trường hợp
vỡ xương chậu sẽ gia tăng tương ứng nếu như chúng ta không tiến hành các biện
pháp dự phòng.
Vì vỡ xương chậu đòi
hỏi thời gian nằm viện lâu, các chi phí kinh tế liên quan đến vỡ xương chậu là
đáng kể.23, 24 Trong nghiên cứu về chi phí do chấn thương ở Hà Lan, vỡ
xương chậu, xếp hàng thứ 14 theo tỷ lệ mới mắc trong 25 loại chấn thương, nhưng
là loại chấn thương có chi phí cao nhất và chiếm tới 20% của tổng các chi phí
liên quan đến chấn thương.
Phần lớn các trường
hợp vỡ xương chậu là do ngã và hầu hết các trường hợp tử vong sau khi ngã là hậu
quả của các biến chứng vỡ xương, đặc biệt ở người cao tuổi.25 Cách giải quyết tối
ưu để phòng vỡ xương chậu hiện tại vẫn chưa rõ ràng. Dịch tễ học có vai trò rất
quan trọng khi xem xét các yếu tố có thể thay đổi và các yếu tố không thể thay
đổi nhằm làm giảm gánh nặng của vỡ xương chậu.
5.7.
HIV/AIDS
Hội chứng suy giảm
miễn dịch mắc phải (The acquired immunodeficiency syndrom – AIDS) được xác định
đầu tiên như là một thực thể bệnh riêng biệt vào năm 1981 tại Hoa Kỳ.26 Cho tới năm 1990, ước
tính có khoảng 10 triệu người bị nhiễm virút HIV. Từ đó đến nay đã có 25 triệu
người tử vong vì AIDS và thêm 40 triệu người bị nhiễm virút HIV. Số liệu cho thấy
HIV/AIDS trở thành một trong các bệnh dịch truyền nhiễm có sức phá huỷ ghê gớm
nhất được ghi nhận trong lịch sử (Hình 1.8).28
Hình 1.8. Dịch AIDS trên toàn cầu 1990–200328
Trong tổng số 3,1
triệu người tử vong do AIDS trong năm 2005, gần 95% xảy ra ở các nước thu nhập
thấp và thu nhập trung bình, với 70% xảy ra ở các nước châu Phi khu vực cận
Sahara và 20% ở các nước châu Á. Một bộ phận đa số trong tổng số từ 4,3 tới 6,6
triệu người mới nhiễm HIV trong năm 2005 sống ở những khu vực này. Tuy nhiên, ở
các khu vực hay các nước này, mức độ nhiễm bệnh và đường lây rất khác nhau (Hộp
1.7).
Hộp 1.7. Dịch tễ học và dự phòng HIV Các nghiên cứu dịch tễ
học và xã hội học đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định dịch và
phương thức lây truyền, xác định các yếu tố nguy cơ và các yếu tố mang tính
xã hội, và đánh giá các chương trình can thiệp phòng chống, điều trị và kiểm
soát. Sàng lọc máu của những người cho máu, tăng cường tình dục an toàn, điều
trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác, tránh sử dụng chung bơm kim
tiêm và phòng lây truyền từ mẹ sang con bằng thuốc kháng virút hiện là những
cách chính để kiểm soát lây truyền HIV/AIDS. Với việc tìm ra các loại
thuốc kháng virút mới và điều trị kết hợp, cuộc sống của những người nhiễm
HIV ở các nước phát triển được kéo dài. Tuy nhiên chi phí quá cao của các loại
thuốc này, rõ ràng hạn chế việc sử dụng, và chúng không được đa số những người
nhiễm bệnh sử dụng. Một cố gắng quốc tế lớn nhằm tăng cường cơ hội sử dụng
thuốc điều trị HIV/AIDS – chiến dịch mang tên “chiến dịch 3x5” (3 triệu người
được điều trị cho đến cuối năm 2005).25 đã đạt được con số là 1 triệu người được điều trị
và ngăn ngừa được khoảng từ 250.000 đến 350.000 trường hợp tử vong. Mục đích
mang tính toàn cầu tiếp theo là nhằm đạt được tiếp cận toàn cầu với điều trị
HIV trước 2010. Dịch tễ học đã có đóng góp to lớn vào hiểu biết đại dịch
AIDS; tuy nhiên sự hiểu biết đơn thuần không đảm bảo cho các hành động dự
phòng phù hợp được triển khai. |
AIDS có thời gian ủ
bệnh dài; nếu không được điều trị, thì khoảng một nửa số người nhiễm virút gây
suy giảm miễn dịch ở người (HIV) sẽ tiến triển thành bệnh AIDS trong khoảng 9
năm nhiễm (xem Chương 7). Virút được tìm thấy ở một số chất dịch cơ thể, đặc biệt
là trong máu, tinh dịch và dịch âm đạo. Việc lây nhiễm chủ yếu thông qua quan hệ
tình dục hoặc dùng chung kim tiêm bị nhiễm virút. Virút cũng có thể được truyền
qua khi truyền máu hoặc các sản phẩm máu bị nhiễm virút, và từ mẹ bị nhiễm sang
con trong khi mang thai hay khi cho con bú.
5.8.
SARS
Mặc dù tử vong hay
gánh nặng bệnh tật là nhỏ, vụ dịch hội chứng đường hô hấp cấp (severe acute
respiratory syndrome – SARS) đã nhắc nhở thế giới về một mối nguy hiểm chung là
bệnh truyền nhiễm. Vụ dịch cũng đã làm nổi bật tình trạng yếu kém của các dịch
vụ y tế công cộng không chỉ ở các nước châu Á mà còn cả ở các nước có thu nhập
cao như Canada. Hội chứng SARS đầu tiên xuất hiện vào tháng 11 năm 2002 ở miền
nam Trung Quốc với 2 trường hợp viêm phổi không điển hình và không rõ nguyên
nhân. Việc lây truyền bệnh – được tạo điều kiện thuận lợi do những người bệnh
đi lại bằng đường hàng không – đã xảy ra nhanh chóng trong các tháng tiếp theo
làm cho 8.000 người bị mắc bệnh và khoảng 900 trường hợp tử vong ở 12 quốc gia.31 Tỷ lệ tử vong do
SARS lây truyền ở cộng đồng thấp hơn do SARS lây truyền ở bệnh viện, nơi mà các
cán bộ y tế có tiếp xúc gần và liên tục với những người nhiễm bệnh.30
Nhiều bài học quan
trọng được rút ra từ các hoạt động ứng phó với dịch SARS. Ví dụ, SARS đã cho thấy
rằng các vụ dịch tương tự có thể dẫn đến hậu quả kinh tế và xã hội vượt xa tác
động lên sức khoẻ.32 Tác động này đã chỉ ra tầm quan trọng của một bệnh nghiêm trọng mới trong
một thế giới có sự tương tác chặt chẽ và biến đổi nhanh.
Tài
liệu tham khảo
Beaglehole R, Bonita
R. Public health at the crossroads: achievements and prospects. Cambridge,
Cambridge University Press, 2004.
Johansen PV, Brody
H, Rachman S, Rip M. Cholera, Cholorform, and the Science of Medicine: a life
of John Snow. Oxford, Oxford University Press, 2003
Snow J. On the mode
of communication of cholera. London, Churchill,1855. (Reprinted in: Snow on
cholera: a reprint of two papers. New York, Hafner Publishing Company, 1965).
Doll R, Hill A.
Mortality in relation to smoking: ten years’ observations on British doctors.
BMJ 1964;1:1399–410.
Doll R, Peto R,
Boreham J, Sutherland I. Mortality in relation to smoking: 50 years’
observations on British doctors. BMJ
2004;328:1519–28. Medline doi:10.1136/bmj.38142.554479.AE
Lee JW. Public
health is a social issue. Lancet 2005;365:1005–6. Medlinedoi:10.1016/S0140–6736(05)66541–5
Irwin A, Valentine
N, Brown C, Loewenson, R, Solar O, et al. The Commission on Social Determinants
of Health: Tackling the social roots of health inequities. PLoS Med
2006;3:e106. doi:10.1371/journal.pmed.0030106
Marmot M. Social
determinants of health inequalities. Lancet 2005;365:1099–104. Medline
Last JM. A
dictionary of epidemiology, 4th ed. Oxford, Oxford University Press, 2001.
Cochrane AL.
Effectiveness and Efficiency. Random Reflections on Health Ser– vices. London:
Nuffield provincial Provinces Trust, 1972. (Reprinted in 1989 in association
with the BMJ; reprinted in 1999 for Nuffield Trust by the Royal Society of
Medicine Press, London. ISBN 1–85315–394–X).
Zimmern RL. Genetics
in disease prevention. In: Puncheon D ed, Oxford Hand– book of Public Health
Practice. Oxford, Oxford University Press, 2001:544–549.
Moore ZS, Seward JF,
Lane M. Smallpox. Lancet 2006;367:425–35. Medline doi:10.1016/S0140–6736(06)68143–9
Pennington
Hình Smallpox and bioterrorism. Bull
World Health Organisation 2003;81:762–7. Medline
Global smallpox
vaccine reserve: report by the secretariat. Geneva, World Health Organization,
2004. http://www.who.int/gb/ebwha/pdf_files/EB 115/B115_36_en.pdf
McCurry J. Japan
remembers Minamata. Lancet 2006;367:99–100. Medline doi:10.1016/S0140–6736(06)67944–0
Methylmercury
(Environmental health criteria, No 101). Geneva, World Health Organization,
1990.
Taranta A, Markowitz
M. Rheumatic fever: a guide to its recognition, preven– tion and cure, 2nd ed.
Lancaster, Kluwer Academic Publishers, 1989.
Hetzel BS. From
Papua to New Guinea to the United Nations: the prevention of mental
defect due to iodine deficiency disease.
Aust J Public Health 1995;19:231–4. Medline
De Benoist B,
Andersson M, Egli I et al., eds. Iodine status: worldwide WHO data base on
iodine deficiency. Geneva, World Health Organization, 2004.
Hetzel BS. Towards
the global elimination of brain damage due to iodine deficiency – the role of
the International Council for Control of Iodine Deficiency Disorders. Int
J Epidemiol 2005;34:762–4. Medline doi:10.1093/ije/dyi073
Thun MJ. When truth
is unwelcome: the first reports on smoking and lung cancer. Bull World Health
Organ 2005;83:144–53. Medline
Hammond EC, Selikoff
IJ, Seidman Hình Asbestos exposure, cigarette smoking and death rates.
Ann N Y Acad Sci 1979;330:473–90.
Meerding WJ, Mulder
S, van Beeck EF. Incidence and costs of injuries in the Netherlands. Eur J
Public Health 2006;16:272–78.
Johnell O. The
socio–economic burden of fractures: today and in the 21st cen– tury.
[Medline]. Am J Med 1997;103:S20–26. Medline
doi:10.1016/S0002– 9343(97)90023–1
Cumming RG, Nevitt
MC, Cummings SR. Epidemiology of hip fractures. Epi–demiol Rev
1997;19:244–57.
Gottlieb MS, Schroff
R, Schanker HM, Weisman JD, Fan PT, Wolf RA, et al. Pneumocystis carinii
pneumonia and mucosal candidiasis in previously healthy homosexual men:
evidence of a new acquired cellular immunodeficiency. N Engl J Med
1981;305:1425–31. Medline
2004 Report on the
global AIDS epidemic: 4th global report. Geneva, Joint United Nations Programme
on HIV/AIDS, 2004
AIDS Epidemic
Update: December, 2005. Geneva, UNAIDS/WHO, 2005.
Jong–wook
L. Global health improvement and WHO:
shaping the future. Lancet
2003;362:2083–8. Medline doi:10.1016/S0140–6736(03)15107–0
SARS. How a global
epidemic was stopped. Manila, WHO Regional Office for the Western Pacific,
2006.
Wang MD, Jolly AM.
Changing virulence of the SARS virút: the epidemiological evidence. Bull World
Health Organ 2004;82:547–8. Medline
Assessing the impact
and costs of SARS in developing Asia. Asian development outlook update 2003.
Asian Development Bank, 2003. http://www.adb.org/ Documents/Books/ADO/2003/update/sars.pdf.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét