Thứ Tư, 17 tháng 7, 2024

 CHƯƠNG 11. Các bước đầu tiên trong dịch tễ học thực hành

  • Tác giả: Tổ chức Y tế thế giới (WHO)
  • Năm xuất bản:2018

Thông điệp chính

Con đường sự nghiệp đầy thú vị trong dịch tễ học phụ thuộc vào sự mong muốn hiểu biết nhiều hơn về bệnh và các yếu tố nguy cơ.

Biết được cách thu thập tài liệu để đọc – và cách đánh giá tính phù hợp và tính giá trị – là một phần quan trọng của việc tiếp cận liên tục với cái mới.

Làm tốt các nghiên cứu dịch tế học phụ thuộc vào việc đưa ra được câu hỏi nghiên cứu tốt, viết đề cương mạch lạc, được xét duyệt về đạo đức và đăng tải, cũng như áp dụng được kết quả nghiên cứu.

Công việc này có thể đạt được dễ dàng hơn qua việc sử dụng các nguồn lực miễn phí trên mạng internet bao gồm các cơ sở dữ liệu, công cụ phân tích, tài liệu thao khảo và hướng dẫn giảng dạy.

Giới thiệu

Nếu cuốn sách này thành công, bạn sẽ say mê ứng dụng các kiến thức đã học vào các công việc thực tế liên quan đến dịch tễ học. Để làm được điều này, bạn phải luôn mở rộng tầm nhìn để học hỏi và luôn luôn tìm tòi các câu hỏi nghiên cứu tốt. Bạn cần phải suy nghĩ về việc làm sao để có thể sử dụng đúng thiết kế nghiên cứu để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu của mình (chương 3), làm cách nào để đề cương được duyệt và xin được nguồn tài trợ, làm sao để đảm bảo chắc chắn rằng vấn đề này chưa được tiến hành, làm cách nào đề làm nghiên cứu tốt và cũng như cách viết, trình bày và đăng tải kết quả nghiên cứu của mình.

Các bệnh đặc thù

Chúng ta có thể bắt đầu bằng việc hiểu biết liên tục về các bệnh đặc thù hay các vấn đề Y tế công cộng. Hiểu biết cơ bản về dịch tễ học của bệnh được liệt kê trong bảng 11.1. Các bệnh hiếm, nổi cộm, hay biến đổi nhanh thường được coi là đối tượng của nghiên cứu nhằm thiết lập các đặc tính quan trọng này.

Bạn cần tiếp tục tìm tòi và học hỏi nhằm hoàn thiện kiến thức dịch tễ học thông qua việc bổ sung các kiến thức mới về bệnh học, điều trị lâm sàng, dược học cũng như phục hồi chức năng và tác động kinh tế của bệnh. Sự hiểu biết chi tiết hơn về khía cạnh kỹ thuật hay vệ sinh của dự phòng, tác động kinh tế hay xu hướng thay đổi có thể cần thiết cho các lĩnh vực đặc thù của thực hành y tế công cộng.

Thay vì tập trung vào một bệnh cụ thể, bạn có thể tập trung vào một yếu tố nguy cơ cụ thể chẳng hạn như hút thuốc hay phơi nhiễm với thuốc diệt côn trùng. Việc này bao gồm cả nghiên cứu y văn và làm nghiên cứu về đường phơi nhiểm của một yếu tố nguy cơ đặc thù nào đó đối với con người, cũng như cơ chế mà theo đó nó tác động đến sức khoẻ con người (Bảng 11.2).

Bảng 11.1 Các thông tin dịch tễ học cơ bản của một bệnh

Lịch sử tự nhiên trong từng cá thể:

Phát triển theo tuổi (cơ sở của nhóm thuần tập)

Các chỉ số sớm (để sàng lọc)

Tác động của cách điều trị khác nhau

Khả năng điều trị

Các nhu cầu chăm sóc 

Tác động xã hội

Căn nguyên bệnh: 

Các yếu tố căn nguyên đặc thù

Các yếu tố nguy cơ khác

Phát triển trong cộng đồng:

Xu hướng thời gian

Sự khác nhau về tuổi (trên cơ sở nghiên cứu cắt ngang)

Sự khác nhau trong sự xuất hiện:

Giới tính

Nhóm dân tộc

Tầng lớp xã hội

Nghề  nghiệp

Khu vực địa lý

Khả năng dự phòng:

Các biện pháp đặc thù chống lại các yếu tố căn nguyên

Các biện pháp chung chống lại các yếu tố nguy cơ khác.

Tác động của dịch vụ y tế bao gồm sàng lọc và phát hiện sớm

Tác động của chính sách y tế

Đọc có phê phán

Nắm bắt các thông tin cập nhật, ngay cả trong lĩnh vực chuyên khoa hẹp, là rất khó bởi vì số lượng lớn của các tài liệu được đăng tải. Tìm kiếm, phân loại và hiểu các thông tin có giá trị và phù hợp là kỹ năng quan trọng mà chỉ có được thông qua thực hành nhiều. Tuy nhiên, nỗ lực bỏ ra để học cách nhận định các bái báo sẽ được đền đáp khi ta tiến hành thiết kế nghiên cứu áp dụng cho các câu hỏi nghiên cứu tương tự.

Một cách tiếp cận là trước tiên cần phân loại các bài báo thành năm phân loại rộng – phần lớn các bài báo nghiên cứu dịch tễ học là về lịch sử tự nhiên của bệnh; sự phân bố theo địa lý của bệnh; nguyên nhân gây bệnh; hay các xét nghiệm chẩn đoán. Cấp độ của bằng chứng mà bất cứ nghiên cứu chuyên biệt nào cũng có thể cung cấp được kết nối với thiết kế của nghiên cứu đó. Nhìn chung, mức độ của bằng chứng được xem xét từ ý kiến chuyên gia, cho đến nghiên cứu trường hợp, đến các nghiên cứu thuần tập, thử nghiệm lâm sàng có kiểm soát và rà soát có hệ thống (systematic review), nhưng điều quan trọng là phải xét đến chất lượng và giá trị của bất cứ ví dụ nào bên cạnh việc xem xét vị trí tương đối của loại thiết kế nghiên cứu.

Khi đọc bài báo bạn có thể cân nhắc các câu hỏi được xắp xếp theo trình tự như sau:

Bảng 11.2. Thông tin dịch tễ học cơ bản về tác hại

Động lực thúc đầy

Ví dụ

chính sách 

luật quảng cáo thuốc lá

kinh tế

thuế đánh vào thuốc lá, làm giá thuốc lá

phát triển công nghệ

máy xúc tác làm giảm ô nhiễm không khí

Nguồn tác hại

 

các qui trình cụ thể

đốt than và ô nhiễm không khí

tác động của các yếu tố khác

các yếu tố thuỷ văn và ô nhiễm không khí

biến đổi theo ngày và theo mùa

các mức độ ô zôn

xu hướng lịch sử và địa lý

 

Yếu tố tác động đến mức độ phơi nhiểm lên con người

Ảnh hưởng sức khỏe

tuổi, giới, sự khác biệt về chủng tộc

Cơ chế nguyên nhân

chế độ ăn, hoạt động thể lực yếu tố thời tiết

Những dấu hiệu hóa sinh hoặc sinh lý về ảnh hưởng

hoạt động công việc

Biện phát để phòng phơi nhiễm và ảnh hưởng sức khỏe

Các yếu tố hành vi khác

 

Câu  hỏi nghiên cứu là gì ?  

Bước đầu tiên đối với bạn đọc là xác định các mục tiêu của nghiên cứu, tức là câu hỏi được đề cập hoặc giả thuyết mong muốn được thử nghiệm. 

Nếu các kết quả có giá trị thì nó có phù hợp với công việc của tôi không?

Nếu có, hãy tiếp tục đọc.

Nếu không, bắt đầu lại với bài báo khác.

Nghiên cứu này thuộc loại gì?

Các nghiên cứu cắt ngang đề cập đến các câu hỏi về tình trạng hiện mắc bệnh hay yếu tố nguy cơ.

Các nghiên cứu thuần tập đề cập đến các câu hỏi về lịch sử tự nhiên hay tiên lượng và căn nguyên của bệnh.

Nghiên cứu bệnh chứng hay nghiên cứu thuần tập xác định các yếu tố căn nguyên tiềm tàng.

Các nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng có kiểm soát thường là thiết kế nghiên cứu phù hợp nhất cho việc trả lời các câu hỏi về hiệu lực của biện pháp điều trị hay các can thiệp khác.

Quần thể nghiên cứu là quần thể nào?

Ai là những người được đưa vào nghiên cứu và bị loại ra khỏi nghiên cứu?

Các đối tượng nghiên cứu có phải là mẫu của quần thể đích không?

Nếu không, thì tại sao?

Mẫu được chọn như thế nào?

Có bằng chứng của việc chọn ngẫu nhiên không, đối lại với sự lựa chọn một cách hệ thống hay tự lựa chọn?

Có nguồn sai lệch tiềm tàng nào trong khâu chọn mẫu không?

Kích thước mẫu có đủ lớn để trả lời các câu hỏi nghiên cứu được đề cập không?

Đối với nghiên cứu thực nghiệm, có mô tả kỹ các phương pháp sử dụng không?

Các đối tượng nghiên cứu được phân bổ vào các phương thức điều trị như thế nào: một cách ngẫu nhiên hay là theo cách nào khác?

Kiểu/loại nhóm chứng nào được sử dụng (giả dược, nhóm không điều trị làm chứng, cả hai hoặc không có nhóm chứng)?

Các phương thức điều trị được so sánh thế nào?

Các đo lường có được đảm bảo bằng các qui trình đảm bảo chất lượng không?

Giả thuyết trong nghiên cứu có được nêu một cách rõ ràng bằng các thuật ngữ thống kê không?

Phân tích thống kê có phù hợp không và nó có được trình bày một cách chi tiết và đầy đủ không?

Nếu đây là thử nghiệm lâm sàng có kiểm soát, nghiên cứu có được áp dụng qui trình phân tích “Chủ đích–nhằm–điều trị” (“intention–to–treat”), tức là tất cả mọi người tham gia nghiên cứu có được tính đếm đến trong khâu phân tích không?

Kết quả hay tác động có được đo lường một cách khách quan không?

Đối với các nghiên cứu quan sát, có mô tả chi tiết các phương pháp không?

Quá trình thu thập số liệu có phù hợp (bao gồm cả khâu thiết kế bộ câu hỏi và thử nghiệm bộ câu hỏi)

Kĩ thuật nào được dùng để xử lý tình trạng không hợp tác hay không đáp ứng của đối tượng nghiên cứu, hay số liệu không đầy đủ?

Nếu là nghiên cứu thuần tập thì tỷ lệ theo dõi được có cao không?

Nếu là nghiên cứu bệnh–chứng thì nhóm chứng có phù hợp không, có được ghép cặp tốt không?

Số liệu được trình bày như thế nào?

Có trình bày số liệu đầy đủ rõ ràng theo biểu, bảng không? 

Các số có thống nhất không?

Toàn bộ mẫu nghiên cứu có được tính đếm đến không? 

Độ lệch chuẩn có được trình bày với trung bình, khoảng tin cậy, hệ số hồi qui tuyến tính hoặc các chỉ số thống kê khác cũng như số liệu thô không?

Đánh giá và phiên giải kết quả

Nếu như bạn thấy rằng nghiên cứu bạn đang đọc có tính giá trị và phù hợp thì ta sẽ tiếp tục như sau.

Nếu đó là một nghiên cứu thực nghiệm,

Các tác giả có tìm thấy sự khác biệt giữa các nhóm điều trị và chứng/kiểm soát không?

Nếu như  không có sự khác biệt, bạn có thể loại bỏ vai trò của sai số loại II (Type II error) (xem Chương 4) dẫn đến việc cho rằng đây là nghiên cứu âm tính (negative study)– điều này không có nghĩa là kết quả nghiên cứu không mang lại điều gì.

Nếu như các tác giả tìm thấy sự khác biệt thì bạn có tin chắc rằng kết quả này là không phải do ngẫu nhiên (sai số loại I, xem chương 4), hay sai chệch (sai số hệ thống)?

Nếu như có tồn tại sự khác biệt thì sự khác biệt này có đủ mang lại ý nghĩa lâm sàng hay không?

Nếu đó là mộ tnghiên cứu quan sát

Các phát hiện trong nhóm chứng có nhất quán với kỳ vọng của bạn không – các giá trị trung bình có giống như quần thể chung không?

Tác giả có tìm thấy sự khác biệt giữa nhóm phơi nhiễm và nhóm không phơi nhiễm (chứng) hay giữa các nhóm bệnh và chứng hay không?

Sai số loại I và loại II có thể được loại bỏ hay không?

Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm không?

Các kết quả này có ý nghĩa về mặt Y tế công cộng không, thậm chí sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê? (điều này có thể làm cho việc cần thiết có nghiên cứu lớn hơn được thiết kế và triển khai)

Đánh giá cuối cùng

Các câu hỏi dưới đây có thể được hỏi để cân nhắc các bằng chứng

Các câu hỏi nghiên cứu có đáng giá không và hậu quả của những câu trả lời khác nhau có thể có sẽ như thế nào?

Nghiên cứu có đưa ra được khuyến nghị để hành động nào không?

Tác giả đã có sự cố gắng phù hợp nào không để trả lời các câu hỏi nghiên cứu?

Thiết kế nghiên cứu có thể được cải thiệnkhông?

Thông tin bị mất có cản trở việc đánh giá một cách đầy đủ nghiên cứu không? 

Tác giả có tính đếm tới các kết quả của các nghiên cứu trước đây đối không?

Xây dựng kế hoạch cho nghiên cứu

Trong nhiều khóa học về dịch tễ học cơ bản, các sinh viên được giao nhiệm vụ thiết kế  nghiên cứu. Trong một vài tình huống, các bài tập được nâng cao và sinh viên được kỳ vọng rằng họ phải thực hiện nghiên cứu và phân tích số liệu của nghiên cứu đó, mặc dù yêu cầu này thường chỉ dành cho các sinh viên sau đại học. Đây hoàn toàn là một sự tiến triển tự nhiên từ việc đọc có phên phán cho đến việc thiết kế nghiên cứu. Thiết kế nghiên cứu với sự giám sát phù hợp, và sự hỗ trợ của giảng viên có kinh nghiệm là phương pháp tốt để học về các nguyên lý và phương pháp dịch tễ học.

Các bước trong việc xây dựng kế hoạch cho một nghiên cứu bao gồm:

chọn đề tài

viết đề cương

nhận phê duyệt

tiến hành nghiên cứu

phân tích số liệu

công bố kết quả nghiên cứu.

Lựa chọn một đề tài hay chủ đề nghiên cứu

Giáo viên hướng dẫn phải đóng vai trò tích cực trong việc lựa chọn các chủ đề và tiếp xúc với các thành viên tại cộng đồng. Đề tài của sinh viên không nên quá tham vọng vì thời gian ngắn và  nguồn lực ít. Lý tưởng nhất là các đề tài phải có ý nghĩa tại địa phương, có liên quan đến một số cơ sở y tế là nơi sẽ có người có thể cùng tham gia như là giám sát viên cộng tác.

Các dự án nghiên cứu của sinh viên có thể tập trung vào một loạt các chủ đề sau: 

Ô nhiễm môi trường và các nguy cơ tiềm tàng ảnh hưởng đến sức khỏe quanh xí nghiệp đốt chất thải;

Thái độ và hành vi liên quan đến việc đội mũ bảo hiểm

Sử dụng màn chống muỗi đốt

Bảo quản hoá chất trừ sâu

Sử dụng dịch vụ trước sinh của các bà mẹ sinh con lần đầu.

Viết đề cương nghiên cứu

Khi đã tham khảo y văn một cách cẩn thận và kỹ lưỡng và một khi bạn đã đảm bảo rằng nghiên cứu mà bạn dự kiến chưa được tiến hành hay đáng được nhắc lại, bạn cần phải viết đề cương nghiên cứu. Bạn cần tham khảo các hướng dẫn thống nhất và phù hợp đối với loại nghiên cứu bạn muốn làm để đảm bảo chắc chắn rằng bạn không bỏ sót điểm gì (Bảng 11.3). Nói chung, một đề cương nghiên cứu cần giải thích được:

Bạn dự định muốn làm gì: mô tả rõ vấn đề và cách tiếp cận giải quyết vấn đề.

Minh chứng khẳng định cho tầm quan trọng của câu hỏi nghiên cứu và việc nghiên cứu đóng góp như thế nào vào kiến thức nhân loại.

Mô tả quần thể, địa bàn nghiên cứu, thiết kế can thiệp hay quan sát.

Chi tiết thiết kế nghiên cứu dự kiến sử dụng bao gồm:

chiến lược chọn mẫu

số đối tượng nghiên cứu

biến số quan tâm, bao gồm cả các biến nhiễu tiềm tàng

phương pháp thu thập số liệu, bao gồm cả thử nghiệm trước khi tiến hành nghiên cứu.

qui trình đảm bảo chất lượng

ghi nhận số liệu và quản lý số liệu

xử lý và phân tích số liệu

Kinh phí và kế hoạch triển khai (bao gồm cả nguồn kinh phí và tất cả các nguồn cần thiết khác)

Vai trò và trách nhiệm của tất cả những người tham gia nghiên cứu.

Hội đồng xét duyệt đạo đức, tới người mà đề cương sẽ được gửi đến để nhận sự phê duyệt.

Kế hoạch đăng tải: cách thức bạn sẽ công bố và áp dụng kết quả

Kế hoạch phản hồi tới cộng đồng.

Bảng 11.3. Hướng dẫn thống nhất về cách thức xây dựng thiết kế nghiên cứu và viết báo cáo

Lĩnh vực

Hướng dẫn

Địa chỉ web

Tác quyền

Hướng dẫn Vancouver (Uỷ ban quốc tế những nhà biên tập tạp chí y học)

http://www.icmje.org/index.html

Đạo đức đăng tải tổng quát

COPE

http://www.publicationethics.org.uk

Phân tích meta của các nghiên cứu

quan sát

MOOSE

http://www.consort– statement.org/news.html#moose

 

Thử nghiệm             can thiệp không phân bổ ngẫu nhiên

TREND

http://www.ajph.org/chi/content/full/94/3/361

 

Đạo đức nghiên cứu trong thử nghiệm lâm sàng có kiểm  soát

CONSORT

Tuyên bố Hensingki

http://www.wma.net/e/policy/b3.htm 

Nghiên cứu tính xác thực của chẩn đoán

STARD

http://www.consort -statement.org/stardstatement.htm

Rà soát có hệ thống và phân tích meta các nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng có kiểm soát

QUOROM

 

http://www.consort–statement.org/evidence.html#quorom

 

 

Đề cương nghiên cứu cần có sự nghiên cứu cẩn trọng và đây chính là cơ sở cho việc tìm kiếm nguồn kinh phí và phê chuẩn đạo đức cho nghiên cứu của bạn. Một số tạp chí yêu cầu có đánh giá của đồng nghiệp đối với đề cương nghiên cứu, tương tự như đối với bài báo. Mọi người làm theo nhiều cách khác nhau, nếu đề cương nghiên cứu của bạn qua được khâu đánh giá của đồng nghiệp và được tạp chí đó đăng tải thì các biên tập viên cũng sẽ thường tiến hành rà soát bài báo có đăng các kết quả chính của nghiên cứu này.

Tiến hành nghiên cứu

Một khi đề cương đã chuẩn bị, đề cương cần được chuyển cho một số người có kinh nghiệm để góp ý và cần được hiệu đính lại. Đối với phần lớn các nghiên cứu dịch tễ học, thường có khoảng thời gian dài giữa khâu chuẩn bị đề cương, và bắt đầu triển khai nghiên cứu. Các nghiên cứu của sinh viên, tuy nhiên, phải được thiết kế làm sao để họ có thể thực hiện nhanh chóng và có hiệu quả vì thời gian thường có hạn.

Các đề tài của sinh viên phải không nên cần quá nhiều nguồn lực, người hướng dẫn phải có trách nhiệm làm sao có được những gì cần thiết cho nghiên cứu. Người hướng dẫn cũng phải chịu trách nhiệm đệ trình đề tài cho hội đồng Đạo đức để được chấp thuận vào đúng thời gian.  

Các đề tài làm theo nhóm cần phân chia hợp lý các công việc và thường có lợi nếu một người trong nhóm chịu trách nhiệm liên hệ với hướng dẫn viên. Quá trình triển khai nghiên cứu phải được xem xét thường xuyên và cần phải có thời gian để thử nghiệm các câu hỏi phỏng vấn và thử nghiệm chọn mẫu và quá trình thu thập số liệu.

Đề tài phải kết thúc bằng một buổi trình bày trước toàn lớp (có thể diễn tập trước), sau đó làm báo cáo, có thể đưa cho những người quan tâm để đọc. Báo cáo có thể được sử dụng cho mục đích giảng dạy, hoặc là cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo.

Phân tích số liệu

Phần lớn các phân tích thống kê hiện nay được tiến hành với sự trợ giúp của các phần mềm vi tính. Có một loạt các lựa chọn phần mềm khác nhau cho thống kê và dịch tễ học, từ các bảng tính trong máy tính có thể dùng để phân tích trong phạm vi có hạn, từ các phần mềm dùng cho các phân tích đặc thù cho đến phần mềm dùng cho mọi mục đích và có thể xử lý được gần như tất cả các phân tích thống kê cần thiết cho các nghiên cứu dịch tế học. Có một danh mục giới thiệu các tài nguyên dịch tễ học miễn phí hoặc chi phí thấp do nhóm Theo dõi dịch tễ học (Epidemiology monitor) cung cấp (http://www.epimonitor.net). Chương trình Episheet có thể lấy từ địa chỉ http://77www.oup–usa.org/epi/rothman. Các chương trình phục vụ công cộng như “OpenEpi” hay chương trình ‘Epi Info’TM cũng miễn phí; hoặc các chương trình thương mại có giá lên đến một vài nghìn đô la Mỹ.

 

Khi lựa chọn các phần mềm bạn cần phải đánh giá xem khả năng của phần mềm để nhập số liệu xử lý số liệu bị mất, cập nhật và kết nối bộ số liệu, cũng như các loại phân tích mà phần mềm có thể làm được, cùng với các chức năng khác như viết báo cáo, đồ hoạ và vẽ bản đồ.

Chuẩn bị đăng tải

Bạn cần phải nghĩ về việc bạn sẽ đăng tải nghiên cứu của bạn ở đâu ngay từ các giai đoạn lập kế hoạch cho nghiên cứu. Cách thức tốt nhất nhằm giải quết vướng mắc liên quan đến tác quyền là trước tiên cần phải tránh, có nghĩa là cần quyết định sớm về việc ai sẽ là người trong nhóm nghiên cứu là tác giả của bài báo và phần các cá nhân trong nhóm phải viết là bao nhiêu.

Hướng dẫn viết bài đăng tải tập chí thường chứa đựng các thông tin rất có ích về thiết kế và các đặc tính kỹ thuật cho việc viết báo cáo, và rất nhiều trong số các đặc tính kỹ thuật này không thể điều chỉnh lại trong quá khứ. Bạn cần phải tư vấn, tham khảo các hướng dẫn phù hợp (xem bảng 11.3) với loại nghiên cứu bạn đang làm và đảm bảo rằng đề cương nghiên cứu của bạn bao trùm hết các điểm này. Nơi tài trợ cho nghiên cứu của bạn có thể đặt điều kiện rằng bạn phải đăng tải ở các tạp chí mà tất cả mọi người có thể tiếp cận được và bạn sẽ phải đăng kí nghiên cứu thực nghiệm và được phê chuẩn cho đăng kí nhằm thoả mãn những yêu cầu tối thiểu cho việc đăng tải ở các tạp chí lớn.

Đọc thêm

Tài liệu đọc liên quan đến dịch tễ học không thiếu. Bảng 11.4 là danh mục các tạp chí có đồng nghiệp đánh giá. Nhiều nghiên cứu dịch tễ học được đăng tải ở các tạp chí y học tổng quát và một số các tạp chí trong số này có chính sách cung cấp thông tin miễn phí trên internet cho một số nước đang phát triển. Tất cả các nội dung của các tạp chí mở thường miễn phí đối với người đọc và TCYTTG đã triển khai hoạt động hợp tác với các nhà xuất bản lớn cung cấp miễn phí hay với giá rẻ các nội dung của các tạp chí của họ cho các cơ sở ở các nước đang phát triển. Hoạt động hợp tác này được gọi là sáng kiến HINARI (Hộp 11.1).

Hộp 11.1. Tiếp cận sáng kiến nghiên cứu thông qua kết nối hệ thống mạng sức khoẻ (The health InterNetwork Acces to Research Initiative –HINARI)

Sáng kiến HINARI cho phép các cơ sở phi lợi nhuận ở các nước đang phát triển tiếp cận miễn phí hoặc chi phí thấp qua Internet vào các tạp chí lớn về các lĩnh vực y sinh học, khoa học xã hội. Được thành lập tháng 1 năm 2002, hơn 70 nhà xuất bản đã cung cấp các nội dung của họ cho HINARI. Các cơ sở tham gia dự án này cần có máy tính kết nối Internet tốc độ cao. Chi tiết về việc đăng nhập có thể tìm thấy trên địa chỉ web của TCYTTG

(http://www.who.int/hinari/en).

Bảng 11.4. Ví dụ một số tạp chí có đồng nghiệp đánh giá có đăng tải nghiên cứu dịch tế học  

American Journal of Epidemiology 

http://aje.oxfordjournals.org/

American Journal of Public Health 

http://www.ajph.org/

Annals of Epidemiology 

http://www.annalsofepidemiology.org/

Bulletin of the World Health Organization 

http://www.who.int/bulletin/en/

Cadernos de Saúde Pública 

http://www.ensp.fiocruz.br/csp/

Emerging Infectious Diseases 

http://www.cdc.gov/ncidod/EID/

Environmental Health Perspectives

 

 

Environmental Research

 

Epidemiologia e prevenzione 

http://www.zadig.it/eprev/

Epidemiological Reviews 

http://epirev.oxfordjournals.org/

Epidemiology 

http://www.epidem.com/

European Journal of Epidemiology 

http://www.springerlink.com/link.asp?id= 102883

International Journal of Epidemiology

 

 

Journal of Clinical Epidemiology 

 http://journals.elsevierhealth.com/periodicals/jce

Journal of Epidemiology and Community Health 

http://jech.bmjjournals.com/

Public Library of Science Medicine 

http://medicine.plosjournals.org

Revista de Saúde Pública 

http://www.fsp.usp.br/rsp/

Revista Panamerican de Salud Publica 

http://revista.paho.org/

 

Revue d’épidémiologie et de santé publique

 

The British Medical Journal 

http://bmj.bmjjournals.com/

The Lancet 

http://www.thelancet.com/

Weekly Epidemiological Record 

http://www.who.int/wer/en/

Bảng 11.5 là danh mục một số sách nâng cao. Các tổ chức phi chính phủ và chính phủ hoặc liên chính phủ cũng đăng tải khối lượng lớn thông tin dịch tễ học quan trọng và đây cũng là nguồn thông tin đáng kể về một chủ đề chuyên  biệt.

Bảng 11.5. Một số sách gợi ý cho việc đọc thêm về dịch tễ học

Baker D, Kjellstrom T, Calderon    R, Pastides H,           eds. Environmental epidemiology. Document WHO/SDE/OEH/99.7,

Geneva, World Health Organization, 1999. (order from: SMI Books, Stevenage, United Kingdom, webmaster @  earthprint.com)

Bradford Hill A. Principles of Medical Statistics, 12th ed. Lubrecht & Cramer Ltd, 1991

Checkoway H, Pearce N, Crawford–Brown D. Research methods in occupational epidemiology. New York, Oxford University Press, 1989.

Coggon D, Rose G, Barker DJP. Epidemiology for the uninitiated. London, BMJ Publishing Group,1997.

http://bmj.bmjjournals.com/collections/epidem/epid.shtml

Detels R, McKewen J, Beaglehole R, Tanaka H. Oxford Textbook of Public Health. 4th edition. New York, Oxford University Press, 2002. (ISBN: 0 192 630 415)

Friss RH, Sellers TA. Epidemiology for public health practice. Maryland, Aspen, 1996. Gordis, Leon. Epidemiology, 2nd ed. Philadelphia, Saunders, 2000.

Halperin W, Baker EL Jr., Monson RR. Public health surveillance. New York,Van Nostrand Reinhold, 1992. Kahn HA. Statistical methods in epidemiology. New York, Oxford University Press, 1989.

Kleinbaum DG, Barker N, Sullivan KM. ActivEpi Companion Textbook, Springer, 2005. (ISBN: 0 387 955 747) Lilienfeld DE, Stolley PD. Foundations of epidemiology, 3rd ed. New York, Oxford University Press, 1994. MacMahon B, Trichopolous D.

Epidemiology: Principles & Methods, 2nd ed. Boston, Little, Brown, 1996. (ISBN 0 316 542 229)

MacMahon B. Epidemiology: principles and methods. 2nd ed. Hagerstown, Lippincott–Raven, 1997.

Mausner JS, Kramer S. Mausner & Bahn Epidemiology: an introductory text. Philadelphia,W.B. Saunders, 1985. Meinert, CL. Clinical trials: design, conduct, and analysis. New York, Oxford University Press, 1986.

Morton RF, Hebel JR, McCarter RJ. A study guide to epidemiology and biostatistics. Jones and Bartlett Publishers; 2004. (ISBN: 0 763 728 756)

Norell SE A short course in epidemiology. New York, Raven Press, 1992. (ISBN 0–881678422)

Pearce N. A short introduction to epidemiology.  Occasional Report Series 2. Wellington, Centre for Public Health Research. (ISBN: 0 473 095 602)

Petitti, Diana B. Meta–analysis, decision analysis, & cost–effectiveness analysis: methods for quantitative synthesis, 2nd ed. Oxford University Press, 2000. (ISBN: 0 195 133 641)

Rothman KJ, Greenland S. Modern Epidemiology Lippincott Williams & Wilkins; 1998 (ISBN: 0 316 757 802) Rothman KJ. Epidemiology: An Introduction. New York, Oxford University Press, 2002. (ISBN: 0 195 135 547)

Sackett DL, Haynes RB, Tugwell P. Clinical epidemiology: a basic science for clinical medicine. New York, Little, Brown, 1985.

Szklo M, Nieto FJ. Epidemiology: beyond the basics. Gaithersburg, Aspen, 2000. (ISBN: 0 834 206 188) Wassertheil–Smoller S. Biostatistics and Epidemiology: A Primer for Health and Biomedical Professionals Springer, 2004.

(ISBN: 0 387 402 926)

Tiếp tục đào tạo

Có nhiều khóa học đào tạo sau đại học về dịch tễ học (Xem bảng 11.6 về các đường kết nối). Các khoá học vào mùa hè, ví dụ khoá 3 tuần “Dịch tễ học trong thực hành” do Cơ quan Y tế công cộng Canada cung cấp rất phổ biến ở Bắc Mỹ. Chương trình đào tạo dich tễ học can thiệp Châu Âu (EPIET) là một chương trình tốt cung cấp các khoá học tương tự ở Châu Âu, tổ chức TEPHINET (Network of Training Programs in Epidemilogy and Public Health Intervention) cung cấp các khoá học ở 32 nước. Các khoá học dịch tễ học nâng cao thường là một phần của chương trinh Thạc sỹ y tế công cộng do các trường đại học cung cấp trên toàn thế giới. Một nguồn khác nữa là dich tễ học Supercourse là một thư viện công cộng các bài giảng dịch tễ học với sự đóng góp của 151 nước trên thế giới và được dịch ra 8 thứ tiếng.

 Bảng 11.6. Một số kết nối đến các phần mềm và khóa học dịch tễ

Annual Summer Programme in Epidemiology and Biostatistics, McGill University

http://www.mcgill.ca/epi–biostat/

Annual Summer Session for Public Health Studies, Harvard University

http://www.hsph.harvard.edu/summer/br ochure/

Annual Summer Session in Epidemiology, The University ofMichigan

http://www.sph.umich.edu/epid/GSS/

Canadian Field Epidemiology Program 

http://www.phac–aspc.gc.ca/cfep– pcet/summer_c_e.html

Chinese Education and Reseach Network 

http://www.cernet.edu.cn/

Course material for Epiinfo 

http://www.epiinformatics.com/Resourc es.htm

Critical Appraisal Skills Programme 

http://www.phru.nhs.uk/casp/casp.htm

Free Epidata software 

http://www.epidata.dk

Free public health software 

http://www.brixtonhealth.com/

Interactive Statistical Pages Project 

http://statpages.org/

Karolinska Institutet 

http://www.bioepi.org/

Open source software 

http://www.openepi.com/Menu/OpenEpi Menu.htm

Public domain Epiinfo software 

http://www.cdc.gov/Epiinfo/

Summer Program in Intermediate Epidemiology and Biostatistics, PAHO

http://www.paho.org/english/sha/shaforr ec.htm

Textbook and CD demo 

http://www.activepi.com/

The Epidemiology Supercourse 

http://www.pitt.edu/~super1

The Erasmus Summer Programme, Erasmus

University Rotterdam

http://www.erasmussummerprogramme. nl/

The European Programme for Intervention Epidemiology Training

http://www.epiet.org/

The Johns Hopkins Graduate Summer Program in Epidemiology

http://www.jhsph.edu/summerEpi

The Network of Training Programs in Epidemiology and Public Health Interventions

http://tephinet.org/

Umeå International School of Public Health 

http://www.umu.se/phmed/epidemi/utbil dning/index.html

University of Alabama Masters in Public Health – Biostatistics Course

http://statcourse.dopm.uab.edu/

 


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét