Trích theo phần V, chương 1, điều 50 đến 60 của Điều lệ Kiểm dịch Quốc tế (1969), xuất bản lần thứ 3 năm 1983, có sửa đổi và in lại năm 1992.
Điều lệ Kiểm dịch Quốc tế được Hội đồng y tế
thế giới lần 22 thông qua ngày 25 tháng 7 năm 1969 là Điều lệ được sửa đổi và
thống nhất từ Điều lệ Vệ sinh Quốc tế trước đây.
Điều
50:
Theo quy
định, thời gian ủ bệnh là 6 ngày.
Điều 51:
Tiêm vắc xin phòng bệnh dịch hạch không phải
là điều kiện cho phép nhập cảnh.
Điều 52:
1. Tùy theo khả năng của mỗi nước mà áp dụng
mọi biện pháp để làm giảm nguy cơ lan bệnh do chuột và ngoại ký sinh của chúng.
Cơ quan y tế của mỗi nước phải thường xuyên nắm chắc một cách có hệ thống các
thông tin liên quan và tiến hành giám sát chuột, ngoại ký sinh ở trên địa bàn
có hoặc nghi ngờ có dịch hạch trên chuột, đặc biệt là hải cảng và sân bay.
2. Trong thời gian đỗ tại hải cảng và sân bay
để phòng chống dịch hạch, tàu thuỷ và sân bay phải chú ý thực hiện các biện
pháp chống chuột xâm nhập.
Điều 53:
1. Mỗi tàu thủy phải:
a. Thường xuyên
giữ trong tình trạng không có chuột và trung gian truyền bệnh dịch hạch.
b. Hoặc diệt chuột định kỳ
2. Chỉ các cơ quan kiểm dịch y tế ở các cảng
(theo quy định tại điều 17) mới được cấp giấy chứng nhận diệt chuột, miễn diệt
chuột có giá trị trong vòng 6 tháng, nhưng có thể gia hạn thêm 1 tháng để tàu
thủy có thể đến 1 hải cảng khác có điều kiện tiến hành diệt chuột theo quy
định.
3. Giấy chứng nhận diệt chuột, miễn diệt
chuột phải theo đúng mẫu quy định tại phụ lục 1.
4. Trong trường hợp không có giấy chứng nhận
có giá trị, cơ quan kiểm dịch y tế của hải cảng theo quy định tại điều 17, sau
khi tiến hành điều tra, giám sát có thể tiến hành các biện pháp sau:
a. Cơ quan kiểm dịch ở các hải cảng được chỉ
định theo mục 2, điều 17 có thể tiến hành diệt chuột trên tàu hoặc chỉ định và
hướng dẫn diệt chuột theo sự giám sát của mình. Tùy từng trường hợp cụ thể mà
quyết định kỹ thuật diệt chuột đảm bảo không có chuột trên tàu. Tiến hành diệt
chuột phải hết sức tránh không làm hư hại cho tàu, hàng hóa và phải hết sức
nhanh chóng giải phóng tàu trong thời gian nhanh nhất. Diệt chuột cần tiến hành
khi tàu không có hàng hóa. Trong trường hợp đang neo tàu cần tiến hành diệt
chuột trước khi cho bốc xếp hàng hóa. Sau khi diệt chuột có kết quả, cơ quan y
tế kiểm dịch cấp giấy chứng nhận diệt chuột.
b. Tại các hải cảng được chỉ định theo điều
17 cơ quan kiểm dịch y tế có thể cấp giấy chứng nhận miễn diệt chuột nếu điều
tra không có chuột chết trên tàu, việc điều tra phải tiến hành khi các khoang
không có hàng hoặc khi đang dằn tàu hay khi tàu chở hàng hóa không thu hút
chuột. Có thể cấp giấy miễn diệt chuột cho tàu hòan toàn chở dầu.
5. Nếu việc diệt chuột không đạt hiệu quả
mong muốn, cơ quan kiểm dịch y tế có thể ghi chú vào chứng nhận diệt chuột đã
có của tàu.
Điều 54:
Trong trường hợp đặc biệt về dịch tễ, khi
nghi ngờ có chuột ở trên tàu bay thì tàu bay đó phải được diệt côn trùng và
diệt chuột.
Điều 55:
Trong hành trình quốc tế trước khi rời khỏi
vùng có dịch hạch thể phổi, cơ quan kiểm dịch y tế phải cách ly người nghi ngờ
6 ngày kể từ thời gian tiếp xúc với bệnh lần cuối cùng.
Điều 56 :
1. Tàu thủy, tày bay khi đến có thể coi là bị
nhiễm bệnh nếu:
a. Có người mắc bênh dịch hạch trên tàu.
b. Có chuột bị dịch hạch.
Tàu thủy cũng có thể bị coi là nhiễm bệnh
nếu đã có người mắc bệnh dịch hạch quá 6 ngày sau khi khởi hành.
2. Tàu thủy khi đến có thể coi là nghi ngờ
nhiễm bệnh nếu:
a. Có người đã mắc bệnh dịch hạch trong vòng
6 ngày đầu sau khi tàu nhổ neo mà trước đó trên tàu không có người mắc dịch
hạch.
b. Có hiện tượng chuột chết bất thường không
rõ nguyên nhân.
c. Có người đã tiếp xúc với dịch hạch thể phổi
và không được cách ly theo đúng qui định ở điều 55.
3. Ngay cả tàu thủy hoặc tàu bay đi từ vùng
nhiễm bệnh tới hoặc trên tàu có người đi từ vùng nhiễm bệnh tới, khi đến tàu
thủy hoặc tàu bay vẫn được coi là “hợp vệ sinh” nếu cơ quan kiểm dịch y tế thấy
không có những điều kiện qui định ở mục 1 và 2 của điều này khi kiểm tra y tế.
Điều 57:
1. Cơ quan kiểm dịch y tế có thể áp dụng
các biện pháp sau đây đối với tàu thủy, tàu bay nhiễm bệnh hoặc nghi ngờ nhiễm
bệnh khi đến:
a. Diệt côn trùng cho tàu thủy, tàu bay
nghi ngờ và giám sát không quá 6 ngày kể từ lúc đến.
b. Diệt côn trùng và nếu cần diệt trùng:
i. Các hành lý của người bệnh hay người
nghi ngờ bị bệnh.
ii. Các vật dụng như vải vóc, đồ trải
giường đã dùng và các bộ phận của tàu thủy, tàu bay được coi bị ô nhiễm.
2. Khi đến, nếu tàu thủy, tàu bay, tàu hỏa
ôtô hoặc các phương tiện vận tải khác có người mắc bệnh dịch hạch thể phổi hoặc
đã có trường hợp thể dịch hạch thể phổi trong vòng 6 ngày trước khi tới thì
ngoài các biện pháp qui định ở mục 1 của điều này cơ quan kiểm dịch y tế có thể
cách ly hành khách, nhân viên vận tải trong thời gian 6 ngày kể từ thời gian
cuối cùng tiếp xúc với bệnh.
3. Nếu trên tàu hoặc đồ chứa có chuột bị
bệnh dịch hạch thì phải tiến hành diệt côn trùng và diệt chuột, nếu cần thì
phải cách ly, như qui định ở điều 53 thì phải:
a. Diệt chuột ngay sau khi các khoang không
có hàng.
b. Ngay khi chưa bốc dở hàng cũng tiến hành
diệt chuột sơ bộ 1 hoặc nhiều lần, kể cả lúc đang bốc dỡ hàng để ngăn chặn
chuột mắc bệnh.
c. Nếu không diệt chuột được hòan tòan vì
chỉ 1 phần hàng hóa được bốc dỡ thì tàu vẫn được bốc dỡ từng phần hàng hóa đó,
cơ quan kiểm dich y tế có thể áp dụng các biện pháp cần thiết để ngăn chặn
chuột nhiễm bệnh tẩu thoát, kể cả biện pháp cách ly tàu.
4. Nếu phát hiện có chuột mắc bệnh dịch
hạch trên tàu bay phải diệt côn trùng và diệt chuột, nếu cần phải cách ly tàu
bay.
Điều 58 :
Tàu thủy, tàu bay được thôi không coi là
nhiễm bệnh hoặc nghi nhiễm bệnh khi các biện pháp qui định ở điều 38 và 57 được
thực hiện có hiệu quả hoặc khi cơ quan kiểm dịch y tế thấy rằng hiện tượng
chuột chết bất thường không phải do dịch hạch. Do đó, tàu thủy, tàu bay được tự
do vào bến, sân bay.
Điều 59 :
Khi tàu thủy, tàu bay “hợp vệ sinh” được tự
do nhập bến, nhưng nếu từ vùng nhiễm bệnh tới cơ quan kiểm dịch y tế có thể:
a. Theo dõi những trường hợp nghi ngờ trong
thời gian không quá 6 ngày, kể từ ngày tàu thủy tàu bay rời khỏi khu vực nhiễm
bệnh.
b. Yêu cầu diệt chuột và diệt côn trùng
trong các trường hợp đặc biệt và vì những lí do rõ ràng được trao đổi bằng văn
bản với chủ tàu.
Điều 60:
Tàu hỏa, ô tô khi đến nếu có trường hợp
dịch hạch thì cơ quan kiểm dịch y tế có thể áp dụng các biện pháp qui định ở
điều 38 về mục 1 và 2 của điều 57 tiến hành diệt côn trùng, nếu cần thì diệt khuẩn
cho bất cứ bộ phận, khu vực nào của tàu hỏa, ô tô bị coi là ô nhiễm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét