Vài nét về cuộc đời và sự nghiệp Alexandre Yersin
Alexandre Yersin, tên đầy đủ Alexandre-émile-John Yersin,
còn gọi là Alexandre-John-émile Yersin, sinh ngày 22 tháng 9 nm 1863 tại
Vaud-Morges, Thụy Sỹ. Nm 1882 ông nhận bằng tú tài vn khoa, sau đó sang Pa-ri
để theo học y khoa. Nm 1888, sau khi tốt nghiệp Trường Y Paris với luận án tiến
sỹ y khoa về “Sự phát triển của bệnh lao thực nghiệm” và bệnh này trở
thành kinh điển dưới tên “bệnh lao kiểu Yersin”, Ông đã chính thức nhập
quốc tịch Pháp vào năm 1889. Cũng trong thời gian này, ông tham gia vào nhóm
nghiên cứu của bác sỹ Louis Pasteur. Sau đó, bác sỹ Yersin trở nên nổi tiếng
qua nhiều công trình tiên phong do nhóm nghiên cứu của Pasteur tiến hành. Với
niềm say mê với biển cả, Ông đã rời Viện Pasteur vào làm việc với tư cách là
thầy thuốc cho hãng vận tải đường biển Messageries Maritimes và đã đưa ông tới
Việt Nam.
Alexandre Yersin đã nghiên cứu y học tại trường đại học
Marburg và Paris, và nghiên cứu vi khuẩn học cùng với Esmile Roux ở Paris và
Robert Koch ở Berlin. Nm 1888 ông và Roux đã phân lập được độc tố của vi khuẩn
bạch hầu và chứng minh rằng chính độc tố, chứ không phải vi khuẩn làm tng triệu
chứng của bệnh. Nm 1890, Yersin rời châu Âu để làm một thầy thuốc trên tàu thuỷ
hoạt động ở vùng bờ biển Đông Dương, ngay sau đó ông bắt đầu chuyến thám hiểm
kéo dài bốn nm ở miền Trung, Việt Nam. Ông đã tìm ra thượng nguồn sông Đồng Nai
và khám phá cao nguyên Lâm Viên, nơi ông đề nghị xây dựng một thành phố, và đó
chính là Đà Lạt ngày nay. Nm 1892 ông vào làm ở Sở Y tế thuộc địa và nm 1894
được cử sang Hồng Kông để nghiên cứu bệnh dịch hạch đang bùng phát tại đây.
Ngày 20 tháng 6 năm 1894, ông và Kitasato Shibasaburo cùng một lúc đã độc lập
tìm ra vi khuẩn gây bệnh dịch hạch trong khi nghiên cứu dịch hạch đang hoành
hành ở Trung Quốc vào thời gian đại dịch lần thứ 3. Vi khuẩn gây bệnh dịch hạch
cho đến nay đã được mang tên Ông. (Yersinia pestis). Sau đó, trở về
Pa-ri để nghiên cứu phương pháp phòng và điều trị bệnh dịch hạch, chỉ trong một
thời gian ngắn, Ông cùng Bác sĩ Roux đã nghiên cứu thành công cách điều chế
huyết thanh miễn dịch để điều trị bệnh dịch hạch.
Tại thời điểm này, Ông đã nảy ra ý định một phòng thí nghiệm
tại Đông Dương, ở ven biển, lại gần với ổ dịch hạch Hông Kông, Quảng Châu để
điều chế huyết thanh trị bệnh bằng cách gây miễn dịch cho ngựa. Với ý định và
mục đích đó, Nha Trang đã được Ông chọn làm nơi đặt phòng thí nghiệm, vừa có
điều kiện thích hợp và cũng chính là nơi Ông có cảm tình và mong muốn sau đợt
thám hiểm dài ngày ở Việt Nam.
Năm 1895, Ông đến sống cố định ở Nha Trang và thiết lập một
phòng thí nghiệm tại đây. Đây là phòng thí nghiệm thứ 2 ở Đông Dương sau phòng
thí nghiệm ở Sài gòn. ở Nha Trang, ông quan tâm đến các bệnh khác đang hiện
hành ở người cũng như các bệnh dịch ở trâu bò. Ông nghiên cứu và điều chế huyết
thanh chống bệnh bạch hầu cho người, gia súc và nghiên cứu nhiều bệnh khác như
: uốn ván, tả và đậu mùa ... Ông đã lập trại chăn nuôi súc vật tại Suối Dầu,
cách Nha Trang khoảng 10 Km. Tại đây, nuôi một số động vật, trong đó có ngựa để
phục vụ công tác nghiên cứu và điều chế huyết thanh trị bệnh dịch hạch. Huyết
thanh do Ông tạo ra đã được sử dụng cho việc chữa bệnh dịch hạch tại ấn Độ,
Trung Quốc và đã cứu được hàng chục ngàn người ở 2 quốc gia này.
Không chỉ riêng lĩnh vực y học, Ông cũng rất quan tâm đến
vấn đề đưa một số giống cây trồng mới vào Việt Nam. Ông đã tiến hành trồng ngô,
lúa, cà phê và đưa cây cao su, Canh ki na, cacao vào Việt Nam.
Ông cũng chính là người được chính quyền Pháp chỉ định làm
Viện Trưởng đầu tiên của Viện Pasteur Đông Dương – chi nhánh đầu tiên của Viện
Pasteur Paris ở hải ngọai với 2 cơ sở chính là ở Nha Trang và Sài Gòn. Sau đó,
Ông tiếp tục đề xuất thành lập thêm cơ sở ở Hà Nội (Viện Pasteur Hà Nội, 1920)
và ở Đà Lạt (Viện Pasteur Đà Lạt, 1936). Như vậy, Viện Pasteur Đông Dương do
Ông phụ trách có 4 cơ sở lớn ở Việt Nam hoạt động và quản lý theo nguyên tắc
của Viện Pasteur Paris. Ngoài các cơ sở trên, Ông còn để nghị thành lập ở Huế,
Phnômpenh, Vientiane. Mỗi nơi có 1 phòng thí nghiệm vi trùng học đặt đưới sự
chỉ đạo của Viện Pasteur Đông Dương.
Với trách nhiệm to lớn, nặng nề, với trí thông minh, lòng
say mê nghề nghiệp và tình yêu thương con người, Yersin đã cống hiến trọn đời
mình cho sự nghiệp bảo bệ sức khỏe con người - Uớc mơ mà Ông hằng mong mỏi và
Ông đã đóng góp to lớn cho sự nghiệp y học thế giới và cũng có thể nói Ông
chính là Người đặt nền móng cho sự nghiệp y học dự phòng Việt Nam.
Những năm cuối đời, Yersin sống giản dị ở Nha Trang. Ông
được người dân địa phương yêu mến vì đức khiêm tốn và sự chm sóc mà ông dành
cho mọi người. Ông mua một khu lán trại bỏ hoang và sơn nó thành màu trắng. Đây
vừa là nhà, vừa là phòng thí nghiệm của Ông. Dân địa phương thân mật gọi ngôi
nhà của ông là Lầu Ông Nm hay Tháp Ngà.
Nm 1940, sức khỏe đã giảm sút, Alexander Yersin về Pháp. Đến
nm 1941, ông trở lại ngôi nhà thân thương ở Nha Trang, ở đây ông đã sống những
ngày còn lại và trút hơi thở cuối cùng vào ngày 3 tháng 1 năm 1943, thọ 80
tuổi. Trong di chúc của mình, ông đã yêu cầu được chôn cất tại Nha Trang, gần
gũi với những người mà ông yêu mến.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét