Thứ Năm, 28 tháng 10, 2021

Bệnh dịch hạch: Sử dụng hóa chất chống dịch

Phụ Lục 4.

PHƯƠNG PHÁP XỬ DỤNG HÓA CHẤT VÀ DỰ TRÙ HÓA CHẤT CHO MỘT ĐỢT PHUN

1. Chuẩn bị dung dịch hóa chất phun.

   Theo quy trình phun thì dung dịch hoá chất được phun theo tỉ lệ 40ml/m2 hoặc 1l/25m2. Với tỉ lệ phun như trên thì dung dịch hoá chất sẽ bám vào bề mặt phun mà không bị trôi xuống.

1.1. Hóa chất bột tan trong nước.

   Một lít dung dịch phun có thể được chuẩn bị theo công thức sau đây:

   Trong đó:

               X = Trọng lượng bột hoá chất cần thiết (g)

               Y = Liều sử dụng (g/m2)

               C = Nồng độ hoạt chất trong công thức (%)

Ví dụ: DDT (bột tan trong nước 75%) phun liều 2g/m2trong 1lít nước:                                                         

Nếu dùng bình bơm 8 lít, lượng bột hoá chất cần là : 8 x 66,6g = 533,3g

   Như vậy, hoá chất nên được đóng gói trong các túi nhỏ, mỗi túi đựng 533,3g. ở thực địa, đổ 8 lít nước vào xô để pha hóa chất. Hoà hoá chất đựng trong một gói với lượng nước này, dùng que gỗ để quấy đều. Rót dung dịch hoá chât vào bình phun qua phễu có màng lọc, đậy bình phun lại và lắc đều.

1.2. Dịch nhũ tương.

   Để chuẩn bị dung dịch hoá chất phun từ dịch nhũ tương, sử dụng cùng công thức tính toán như đối với bột tan trong nước là:                      

   Trong đó:

   X = Lượng dịch nhũ tương cần thiết (ml)

   Y = Liều sử dụng (g/m2)

   C = Nồng độ hoạt chất trong hoá chất diệt (%)

   Để pha 1 lít dung dịch, đổ X ml dịch nhũ tương vào (1000 – X) ml nước.

   Ví dụ: DDT (dịch nhũ tương 25%) được phun liều 1g/m2 trong 1 lít nước:

   Để pha một lít dung dịch treo, rót 100ml dịch nhũ tương vào 900ml nước. Để pha cho một bình bơm 8 lít, rót 800ml dịch nhũ tương vào 7200ml nước.

2. Phun hóa chất:

2.1. Nơi phun:

   Tất cả những vị trí được biết là nơi đậu và trú ẩn của côn trùng cần diệt đều phải được phun. Tùy theo loài, côn trùng có thể đậu ở những nơi có người ở, trong các nhà bỏ hoang, chuồng gia súc, kho chứa lương thực. Quyết định phun ở đâu chỉ đưa ra sau khi trao đổi ý kiến với chuyên gia lĩnh vực phòng chống bệnh lây truyền qua trung gian truyền bệnh.

   Các chuyên gia cũng phải quyết định là phun hay không phun cho trường học, cửa hàng, nhà thờ, nhà máy, kho chứa hàng và những tòa nhà lớn khác là những nơi người ngũ không thường xuyên. Trong trường hợp còn phân vân thì những nơi đó không nên phun vì rất tốn kém.

   Về nguyên tắc tất cả những nơi mà côn trùng có thể đậu thì nên phun. Tuy nhiên khi phun như vậy sẽ tốn rất nhiều thời gian và đôi khi chủ nhà không chấp nhận cho phun lên một số nơi như dụng cụ đồ đạc, chiếu, phía sau những bức tranh, kèo nhà, các dầm xà và cột. Thường thường thì chỉ phun lên những tường vách, trần nhà và mái hiên là đủ.

2.2. Phun chọn lọc:       Ví dụ: Một làng có 100 nhà. Diện tích bề mặt trung bình cần phun cho một nhà là 200m2. Liều DDT sử dụng là 2g/m2. Hóa chất DDT dạng bột tan trong nước 75%.
x

   Một số côn trùng thích trú đậu trên các bề mặt ở những vị trí đặc biệt. chẳng hạn có những loài muỗi chủ yếu đậu ở phần chân tường, chỉ đậu trên trần nhà hoặc chỉ đậu ở mái hiên. Do vậy chỉ cần phun ở những nơi vừa nói ở trên cũng thu được hiệu qủa với chi phí thấp nhất.

   Trong phòng chống sốt rét không cần thiết phải phun những tòa nhà mà ở đó người không ngủ thường xuyên. Tuy nhiên cần phun những lán trại tạm thời dùng để ở trong mùa trồng trọt hoặc khi thu hoạch hoặc để săn bắt hoặc đánh cá.

   3. Xác định tổng diện tích cần phun:

   Việc đầu tiên nên làm là vẽ bản đồ cụm dân cư chỉ rõ vị trí của tất cả những nhà cần phun. Mỗi môt nhà được đánh số, con số này vừa được ghi trên bản đồ và vừa được viết lên trước nhà.

   Kích thước tương đối và kiểu cấu trúc của mỗi nhà cũng như vật liệu làm tường, trần nhà và các loại bề mặt đều được ghi rõ.

   Nếu các nhà có các kiểu cấu trúc và thiết kế tương tự thì có thể ước lượng diện tích bề mặt cần phun trung bình cho một nhà. Cứ trong 100 nhà chọn ra 5 nhà để đo và tính ước lượng diện tích phun trung bình. Tường, trần và các loại bề mặt trong 5 nhà này đều được đo; dùng thước dài chừng 2m có chia vạch mỗi khoảng 50cm để đo.

   4. Tính lượng hóa chất diệt cần cho một đợt phun:

   Tổng số lượng hóa chất diệt ( T ) cần phải có phụ thuộc vào:

N: số nhà sẽ phun

S: Diện tích phun trung bình cho một nhà ( m2 )

Y: Liều sử dụng ( g/m2 )

C: Nồng độ hoạt chất trong hóa chất diệt ( % )

   Nên tính toán dự trù thêm ít nhất 10% hóa chất diệt để dự phòng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét