Dịch hạch là bệnh của động vật, chủ yếu là các loài gặm nhấm hoang dại và chuột, người chỉ là vật chủ ngẫu nhiên, thứ yếu. Có nhiều yếu tố trong cơ chế lan truyền bệnh dịch hạch, trong đó bọ chét đóng vai trò quan trọng. Bọ chét phải nhiễm vi khuẩn dịch hạch khi hút máu. Tiếp theo là thời gian sống phải đủ dài để quá trình nhân lên vi khuẩn đủ số lượng nhiều và sau đó lây truyền vi khuẩn dịch hạch sang vật chủ khác. Bên cạnh đó, số lượng và thành phần bọ chét cũng như quần thể vật chủ cũng là yếu tố cần thiết để gây nên nhiễm trùng và lan truyền dịch bệnh. Trong tự nhiên, bệnh dịch hạch lan truyền theo các con đường sau:
* Phổ biến
nhất là lây truyền qua trung gian bọ chét : Theo cơ chế lây truyền này thì bệnh
dịch hạch ở người thường xuất hiện sau dịch hạch ở vật chủ vài ngày đến một vài
tuần. Bọ chét hút máu vật chủ mắc bệnh trong đó có vi khuẩn dịch hạch, vi khuẩn
nhân lên sẽ tạo thành nút nghẽn ở tiền dạ dày (proventriculus). Khi vật chủ bị
bệnh chết, bọ chét bị tắc nghẽn này mất nguồn thức ăn sẽ rời bỏ vật chủ chết đi
tìm ký chủ mới để hút máu nhưng vì ống tiêu hoá bị tắc nghẽn ở tiền dạ dày, máu
không vào được và mỗi lần hút máu lại bị đẩy ra, vi khuẩn dịch hạch theo vết
đốt vào cơ thể vật chủ này và như vậy xảy ra sự lây truyền bệnh.
Hình 16. Bọ chét Xenopsylla cheopis.
* Lan
truyền trực tiếp từ vật chủ bệnh sang vật chủ lành không qua trung gian của bọ
chét như:
-
Vi khuẩn dịch hạch xâm nhập trực tiếp qua da có hoặc có thể không có tổn thương
khi tiếp xúc trực tiếp vào động vật bị bệnh, nhân viên các phòng xét nghiệm về
vi khuẩn dịch hạch hoặc do động vật nuôi trong nhà cắn hoặc cào.
- Hít vào
trực tiếp vi khuẩn dịch hạch tồn tại trong không khí do tiếp xúc trực tiếp với
vật chủ bị bệnh hoặc chết vì dịch hạch, nhất là dịch hạch thể phổi. Đây là một
phương thức lây truyền cực kỳ nguy hiểm vì xảy ra rất nhanh cho người tiếp xúc.
Vi
khuẩn dịch hạch xâm nhập qua da, ở nơi bọ chét đốt và theo đường bạch huyết đến
hạch khu vực, sinh sản phát triển mạnh tại đó gây nên dịch hạch thể hạch. Sau
đó, nếu không được điều trị thích hợp vi khuẩn dịch hạch xâm nhập vào máu gây
nên thể nhiễm khuẩn thứ phát. Đối với thể nhiễm khuẩn huyết tiên phát hoặc thứ
phát, ngoài vai trò truyền bệnh của bọ chét còn có thêm yếu tố độc lực của mầm
bệnh và sức đề kháng của cơ thể vật chủ.
Hình 17. Sơ đồ lây truyền bệnh dịch hạch.
Dịch tễ học bệnh dịch hạch ở Việt Nam có đặc điểm
của bệnh dịch hạch kinh điển vùng nhiệt đới là bệnh xảy ra quanh năm với cao
điểm là những tháng nắng, nóng (tháng 2,3,4 và 5). Dịch lưu hành trong quần thể
động vật gặm nhấm, chủ yếu là các loài chuột sống trong và xung quanh khu dân
cư như Rattus exulans, Rattus rattus, Rattus norvegicus và loài chuột ăn
sâu bọ như Suncus murinus. Thường lây lan thành dịch ở người với thể
hạch là phổ biến, thể phổi tiên phát hiếm gặp và thường tử vong tập trung vào
đầu vụ dịch.
Dịch hạch
hoang dại ở Việt Nam lần đầu tiên đề cập đến vào năm 1968 khi phát hiện một số
vật chủ là B. indica cùng với bọ chét Xenopsylla cheopis thu thập
ở khu vực gần vùng dịch lưu hành, kết quả dương tính với vi khuẩn dịch hạch.
Kết quả này gợi ý rằng ở Việt Nam có thể tồn tại chu kỳ dịch hạch hoang dại ?
Song cho đến nay, qua kết quả nghiên cứu về đặc điểm dịch tễ học dịch hạch đã
khẳng định ở Việt Nam không có ổ dịch hoang dại mà chỉ là dịch hạch của các
loài gặm nhấm sống trong hoặc xung quanh khu dân cư với vật chủ chính là chuột
lắt (Rattus exulans) với trung gian chính truyền bệnh là bọ chét Xenopsylla
cheopis và mầm bệnh lưu hành là Yersinia pestis orientalis. Riêng
khu vực Tây Nguyên có 4.81% số chủng không thuộc 3 type sinh học đã biết trên
thế giới, chúng không lên men glycerin và không khử nitrat.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét