Thứ Năm, 28 tháng 10, 2021

2b. DỊCH TỄ HỌC BỆNH DỊCH HẠCH - Trung gian truyền bệnh (Bọ chét)

 

Bọ chét là loài côn trùng nhỏ, không có cánh thuộc bộ Aphaniptera, có lớp vỏ cứng, mình dẹt, sống ngoại ký sinh trên động vật, hút máu để sống. Trên thế giới, bộ Aphaniptera được chia thành 2 họ lớn là Pulicoides Ceratophylloides, bao gồm 17 giống và hơn 1500 loài. Tuy nhiên trong điều kiện tự nhiên, có khoảng 168 loài có vai trò lây truyền bệnh dịch hạch. Trong đó, Xenopsylla cheopis được quan tâm hàng đầu và là tiêu chuẩn để đánh giá các loài khác.




Hình 14. Vòng đời của bọ chét.

Khả năng truyền bệnh dịch hạch của các loài bọ chét phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố và liên quan chặt chẽ với nhau. Năm 1943, Douglas xác định hiệu quả truyền bệnh của bọ chét là kết quả của 3 khả năng: Khả năng bị nhiễm (infection potential): là tỷ lệ bọ chét hút máu nhiễm bệnh trở thành bị nhiễm; Khả năng gây nhiễm (infective potential): tỷ lệ bọ chét bị nhiễm trở nên có khả năng lan truyền và khả năng lan truyền (transmission potential): khả năng tiến hành lan truyền bệnh của bọ chét bị nhiễm trước khi chết. Sự khác nhau về cấu trúc, kích thước của tiền dạ dày (proventriculus), tần số lần hút máu, thời gian còn sống sau khi bị nhiễm của các loài bọ chét khác nhau liên quan đến khả năng thứ 2 và 3.

Để hiểu được dịch tễ học cũng như sự lan truyền bệnh dịch hạch từ các loài gặm nhấm đến người, điều cần thiết là xác định loài bọ chét nào có vai trò trong việc lan truyền bệnh ở một giới hạn địa lý nhất định. Hiểu biết về sinh thái học của bọ chét là cơ sở để phòng chống cũng như kiểm soát được sự lan truyền tác nhân gây bệnh.

Phần lớn các loài bọ chét quan trọng thường sống ngoại ký sinh trên những loài gặm nhấm sống trong hoặc xung quanh khu dân cư. Vì sự tiếp xúc khá gần gũi của các loài bọ chét này với người nên thường bắt gặp chúng trên thú nuôi và gia súc. Hầu hết các loài bọ chét này có phân bố rộng rãi trên thế giới. Tuy nhiên, ở nhũng vùng địa lý khác nhau thì thành phần loài cũng như vai trò truyền bệnh sẽ khác nhau. Bọ chét ký sinh trên gặm nhấm sống gần người được phân loại như sau:

Nhóm bọ chét sống ký sinh chọn lọc trên những loài gặm nhấm sống gần người có phân bố khá rộng rãi và thường thấy ở những vùng dịch hạch lưu hành địa phương. Loài Xenopsylla cheopis có phân bố khá rộng trên thế giới còn loài X. brasiliensisNosopsylla fasciatus thì phân bố địa lý hạn chế hơn.

Những loài bọ chét ký sinh chọn lọc đối với gặm nhấm sống gần người có phân bố chỉ hạn chế thậm chí chỉ giới hạn trong một vùng địa lý hẹp như X. astia

Một số loài bọ chét thường ký sinh ở gặm nhấm hoang dại nhưng lây lan sang gặm nhấm sống gần người .

Nhóm bọ chét thường gặp ở môi trường của một số loài gặm nhấm sống gần người và chỉ gặp giới hạn ở những loài gặm nhấm này mặc dù các loài bọ chét này không phải những loài sống ký sinh chọn lọc như Echidnophaga gallinaceaPulex irritans, cả 2 loài này phân bố rộng rãi trên thế giới và bọ chét mèo (Ctenocephalides felis).

Xenopsylla cheopis là véc tơ quan trọng nhất trong việc lan truyền bệnh dịch hạch cũng như bệnh do Rickettsia. Theo kết quả của một số nghiên cứu thì loài bọ chét này có nguồn gốc từ Ai Cập, ký sinh trên chuột theo các tàu thuyền chở hàng hóa lan truyền đi khắp thế giới trong thế kỷ thứ XIX. Bọ chét này thường sống ký sinh trên các loài Rattus nhưng cũng gặp trên các loài gặm nhấm khác sống trong và xung quanh khu dân cư. Khi có một tỷ lệ Xenopsylla cheopis nhiễm vi khuẩn dịch hạch càng cao thì nguy cơ xảy ra dịch hạch ở địa phương đó càng lớn.

Xenopsylla astia cũng là loài bọ chét thường ký sinh trên chuột và chuột túi. Chúng phân bố từ bán đảo ả Rập đến I Ran, Đông Nam Châu á và Triều Tiên. Ngoài ra còn gặp ở bờ biển phía Đông Châu Phi. Loài này ít có vai trò truyền bệnh so với Xenopsylla cheopis.

Xenopsylla brasiliensis có nguồn gốc ở Châu Phi và Nam Sahara. Tại những vùng này chúng có vai trò truyền bệnh dịch hạch quan trọng hơn Xenopsylla cheopis. Bọ chét này lan truyền đến các vùng khác trên thế giới như Braxin và ấn Độ. Chúng có vai trò quan trọng trong việc lây truyền bệnh dịch hạch, nhất là dịch hạch vùng nông thôn. So với Xenopsylla cheopis, loài bọ chét này có sức chống chịu với nhiệt độ cao kém hơn nhưng ở điều kiện khô hạn chúng chịu đựng tốt hơn.

Nosopsyllus fasciatus là một trong những loài bọ chét sống ký sinh phổ biến trên các loài chuột gần người ở Châu Âu. Phân bố khá rộng rãi, gặp ở Hoa Kỳ, Trung Quốc, Triều Tiên và gần đây xuất hiện và gia tăng ở Nhật Bản. Bọ chét này gặp trên các loài thú có vú và gặm nhấm khác nhiều hơn chuột. Loài này ít có vai trò quan trọng trong lan truyền dịch hạch.

Monopsylla anisus là loài bọ chét ký sinh trên các loài chuột sống ở vùng ôn đới ở Đông á, kéo dài từ Trung Quốc và Transbaikala, Nga đến Nhật Bản. Chúng còn gặp ở một số cảng của San Francisco, Vancouver và Anh.

Leptopsylla segnis có nguồn gốc từ Tây á và phân bố khá rộng rãi trên thế giới, nhất là vùng khí hậu ôn đới. Loài bọ chét này chỉ đóng vai trò thứ yếu trong lây truyền bệnh dịch hạch.

Pulex irritans còn gọi là bọ chét người, theo các nghiên cứu thì có loài bọ chét này nguồn gốc từ Trung và Nam Châu Mỹ, chúng ký sinh trên chuột lang và lợn cỏ Pêcari. Mặc dù loài bọ chét này hiện nay có phân bố khá rộng rãi trên thế giới và sống ký sinh trên nhiều động vật hoang dại như loài cáo, lửng lợn, sóc đất, chuột và các loài gia súc như heo, dê, chó, mèo và người. Loài bọ chét này nhưng thường gặp với mật độ cao ở khu dân cư. Pulex irritans được xem như là véc tơ của bệnh dịch hạch ở Angôla, Braxin, Burundi, Côngô, Iran, Irắc, Nêpan và Tanzania.

Bọ chét Ctenocephalides felis có phân bố rất rộng và tính chọn lựa vật chủ thấp nên gặp ở nhiều vật chủ như chuột, chó, người, các loài thú có vú khác và cả trên chim. Loài này cùng với bọ chét chó Ctenocephalides canis có thể lây truyền vi khuẩn dịch hạch từ các loài vật nuôi trong nhà sang người.

Cho đến nay, ở Việt Nam đã phát hiện được 34 loài bọ chét thuộc 7 họ.

Bảng 4. Danh mục các loài bọ chét ở Việt Nam

H

Loài

Pulicidae

1. Xenopsylla astia (Rothschild, 1911)

2. Xenopsylla cheopis (Rothschild, 1903)

3. X. vexabilis hawaiiensis (Jordan, 1932)

4. Pulex irritans (Linnaeus, 1758)

5. Ctenocephalides felis felis (Bouchộ, 1835)

6. Ctenocephalides felis orientis (Jordan, 1925)

7. Pariodontis riggenbachi wernecki (Costa Lima, 1940)

8. Pariodontis subjugis (Jordan, 1925)

Pygiosyllidae

9. Lentistivalius klossi kloss (Jordan & Rothschils, 1922)

10. Lenstivalius klossi bispiniformis (Li & Wang, 1958)

11. Stivalius aporus rectodigitus (Li & Wang, 1958)

12. Medwayella sp

Hystrichopsyllidae

13. Neopsylla dispar (Jordan, 1932)

14. Neopsylla fukiennensis (Chao, 1947)

15. Neopsylla avida (Jordan, 1931)

16. Neopsylla tricatas (Jordan, 1931)

17. Stenischia mirabilis (Jordan, 1932)

Ischnopsyllidae

18. Ischnopsyllus (Hexactenopsulla) indicus (Jordan, 1931)

19. Thaumapsylla breviceps orientalis (Smit, 1954)

Leptopsyllidae

20. Leptopsylla segnis (Schonherr, 1811)

21. Acropsylla girshami (Traub, 1950)

Ancistropsyllidae

22. Ancistropsylla roubaudi (Toumanoff, Fuller, 1947)

Ceratophyllidae

23. Macrostylophora liae (Wang, 1957)

24. Macrostylophora hastata tonkiensis (Jordan, 1939)

25. Macrostylophora pilata (Jordan & Rothschild, 1922)

26. Macrostylophora protata (Jordan & Rothschild, 1922)

27. Macrostylophora sp1.

28. Macrostylophora sp2.

29. Myoxopsylla sp. Nguyn Kim Bng, 1970)

30. Nosopsylla fasciatus (Bosc, 1801)

31. Nosopsylla nicanus (Jordan, 1937)

32. Nosopsylla wualis (Jordan, 1941)

33. Paraceras sp1.

34. Paraceras sp2.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét